Trong 7 tháng đầu năm nay, lượng nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đã tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, Thái Lan vẫn đứng đầu trong tốp 10 nước cung cấp rau quả nhiều nhất vào Việt Nam.
Nhập khẩu ngày càng nhiều
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 351 triệu USD để nhập khẩu rau quả từ nhiều nước trên thế giới, con số này đãtăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, rau quả nhập từ Thái Lan đạt trịgiá143 triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc lạiđang có dấu hiệu giảm rõ rệt, chỉ đạt 81 triệu USD trong 7 tháng đầu năm.Tính đến thời điểm hiện nay, nhiều thị trường trên thế giớiđã mở cửa xuất khẩu rau quả cho Việt Nam như: Mỹ, Úc, Myanmar, New Zealand... Do đó, con số nhập khẩu rau quả Việt Nam 7 tháng qua đã tăng vượt bậc.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm qua của Việt Nam cũng tăng 35,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,4 tỉ USD.
Tại các chợ trên địa bàn TP.Hà Nội, trong thời gian qua, lượng trái cây Thái Lan được rao bántăng cao, điển hình như một số loại quả: me, xoài, quýt, sầu riêng và cả táo xanh Thái... đều có nhiều ở chợ, siêu thịvà các cửa hàng tiện lợi.
Theo nhận định từ nhiều tiểu thương tại các chợ, nguyên nhân chính khiến trái câyThái Lan nhập khẩu ngày càng nhiều vào thị trường Việt Nam do lòng tin của người tiêu dùng Việt dành cho hàng Thái ngày càng tăng,từ hàng công nghệ, đồ gia dụng cho đến thực phẩm, rau quả.
Nếu so sánh về chất lượng, một số loại trái cây nội địa như sầu riêng, xoài, thanh long, chôm chôm… không thua trái cây Thái. Tuy nhiên, nhờ tiếp thị quảng bá, bảo quản tốt, chất lượng đồng đều nên trái cây Thái rất được thị trường Việt Nam ưa chuộng.
Giá trái cây Thái có loại cao hơn, có loại thấp hơn trái cây Việt. Ví dụ, xoài Thái có giá 40.000 – 60.000 đồng/kg, nhưng xoài Việt Nam lại nhỉnh hơn một chút, ở mức 60.000 - 70.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái giá khoảng 50.000 - 60.000đồng/kg thì sầu riêng Việt Nam chỉ khoảng 40.000 - 50.000đồng/kg.
Làmthay đổi thói quen tiêu dùng
Theo chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Đình Bích (Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương), thực chất nguyênnhân chính khiến rau quả Thái Lan tăng vọt ở thị trường Việt Nam thời gian gần đâylà do nét khác lạ trong rau quả Thái Lan, vàđây chỉ là yếu tố khách quan. Ngoài ra, uy tín thương hiệu hàng rau quả Thái trên thị trường thế giới cũng như tại Việt Nam đã được khẳng định.
Theo vị chuyên gia này, việc người tiêu dùng coi trọng đến chất lượng hàng Thái Lan chỉlà yếu tố chủ quan nên có thể thay đổi được. Để làm được điều ấy, Việt Nam phải tập trung sản xuất rau quả sạch, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đó, người tiêu dùng trong nước sẽ không quay lưng lại với rau quả của chínhmình.
Còn theo dự báo củaVinafruit, thời gian qua đã có nhiều tập đoàn Thái Lan “thâu tóm” một số hệ thống bán lẻ của Việt Nam, nên thời gian tớicác siêu thị trong nước sẽ bán nhiều hơn các loại rau quả của Thái Lan. Vì thế, năm 2016, nếu không có gì thay đổi thì Thái Lan vẫn là quốc gia đứng thứ nhất về xuất khẩu rau củ quả vào Việt Nam.
Tuyết Nhung