Tháng 4. 2014, cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam vận động cho chiến dịch “Tôi đồng ý 16+” để ủng hộ việc giữ và mở rộng hơn Điều 16 trong Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi. Tuy nhiên, trước thông tin về việc Điều 16 bị đưa ra khỏi Dự thảo, nhiều người đồng tính đã cảm thấy rất thất vọng.
Trong dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) trình Quốc hội vào tháng 10 năm ngoái, bên cạnh việc bỏ điều cấm kết hôn “giữa những người cùng giới tính”, Dự thảo đã chuyển quy định thành “không thừa nhận” hôn nhân của họ. Việc bỏ quy định “cấm” thể hiện tính nhân văn, góp phần giảm bớt kỳ thị.
Chiến dịch “Tôi đồng ý” nhằm giữ và mở rộng Điều 16 trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi. |
Anh Phạm Khánh Bình, một người đồng tính tại Hà Nội, chia sẻ: “Cấm” có nghĩa là “không được làm”, còn “không thừa nhận” thì giống như “không làm được”. Người đồng tính đã chuyển từ “không có quyền” sang “không thực hiện được quyền”.
Ông Lê Quang Bình cho rằng: “Việc dự thảo bỏ đi Điều 16 về chung sống cùng giới sẽ gây hoang mang cho cộng đồng người đồng tính và gây hụt hẫng cho rất nhiều người, trong đó có cả gia đình của họ”. |
Tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội về quy định sống chung cùng giới. |
Cũng theo ông Hải, mỗi cặp đôi chung sống có thể hy sinh rất nhiều cho nhau để tạo dụng cuộc sống chung, trong đó có việc phân công lao động làm nội chợ, chăm sóc con cái hay đảm nhận thu nhập chính cho cuộc sống chung. Sự bình đẳng trong mối quan hệ gia đình này lại không phải là “làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu” nữa mà phải có quyền ngang nhau. Vì vậy, nếu chỉ giải quyết quan hệ cùng giới bằng luật dân sự thì đảm bảo tính nhân bản này là rất khó.
Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế, Môi trường cho rằng: “Việc dự thảo bỏ đi Điều 16 về chung sống cùng giới sẽ gây hoang mang cho cộng đồng người đồng tính và gây hụt hẫng cho rất nhiều người, trong đó có cả gia đình của họ, vốn đang rất mong chờ pháp luật sẽ thừa nhận pháp lý với quan hệ chung sống cùng giới. Tôi mong Quốc hội nên thật sự cân nhắc về vấn đề này. Nếu cần phải có thêm thời gian để nghiên cứu, đánh giá thì có thể hoãn thông qua luật vào tháng 6 này”.
Tháng 4.2014, một nghiên cứu của Viện Xã hội học, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường về quan điểm của người dân với 5.300 người được khảo sát trên 8 tỉnh thành phố cũng cho thấy 41,2% người ủng hộ quyền sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, 56% người dân cho rằng cặp đoi cùng giới nên có quyền cùng nhận con nuôi và nuôi con, 51% ủng hộ quyền sở hữu tài sản chung, 47% ủng hộ quyền thừa kế tài sản.
Box: Điều 16 Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi (10.2013): Phương án 1 là không quy định Điều 16; Phương án 2 quy định: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của các bên trong quan hệ chung sống giữa những người cùng giới tính được giải quyết theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì theo quy định của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan đến duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập”.
Nguyệt Vũ