Trong suốt 4 thập kỷ gần đây, công viên Dongdan cách Quảng trường Thiên An Môn một dặm về phía đông là nơi tập trung nhiều người đồng tính khắp Trung Quốc. Họ đến đây với rất nhiều lý do khác nhau.

Công viên Dongdan - 'thiên đường' của người đồng tính Trung Quốc

Một Thế Giới | 08/08/2015, 04:00

Trong suốt 4 thập kỷ gần đây, công viên Dongdan cách Quảng trường Thiên An Môn một dặm về phía đông là nơi tập trung nhiều người đồng tính khắp Trung Quốc. Họ đến đây với rất nhiều lý do khác nhau.

Năm 1984, Ning Guofeng - hay còn gọi là "Lady Paris" - đã bị cảnh sát bắt giữ sau khi đến công viên Dongdan tại Bắc Kinh. Đây là lần thứ 3 ông bị buộc tội "du đãng" trong 7 năm và phải đi lao động khổ sai 3 năm. Ông Ning hiện 77 tuổi và được gọi là "Granny Paris" vẫn còn nhiều lần quay lại công viên này. "Nơi này giống như nhà tôi vậy", ông nói. 
Ông Ning được đặt biệt danh như vậy là bởi vào thập niên 60, ông từng có quan hệ tình cảm với một nhân viên lãnh sự Pháp tại Bắc Kinh. "Chúng tôi có thể tự do nói về những chuyện mà chúng tôi không thể nói cùng gia đình hay đồng nghiệp được".
Trong hơn 3 thập kỷ, công viên Dongdan cách Quảng trường Thiên An Môn một dặm về phía đông là nơi tập trung nhiều người đồng tính khắp Trung Quốc. Nơi đây không chỉ là nơi để tìm kiếm những mối tình một đêm mà còn là nơi gặp gỡ, làm quen của giới đồng tính.
Nguoi dong tinh o Trung Quoc, cong vien dong tinh
 Phía ngoài của công viên Dongdan
Trung Quốc đã phi tội phạm hóa quan hệ tình dục đồng tính vào năm 1997. Bốn năm sau đó, đồng tình cũng được xóa khỏi danh sách bệnh tâm lý. Mặc dù hôn nhân đồng giới vẫn chưa được hợp pháp hóa nhưng báo chí Trung Quốc vẫn thường xuyên đưa các thông tin về hôn lễ đồng tính của nhiều công dân của mình tại Mỹ.
Tuy nhiên, với hầu hết người dân Trung Quốc, việc bỏ ngoài tai dư luận vẫn rất khó khăn. Họ chọn cách giữ im lặng, kết hôn và lập gia đình với người khác giới. Tư tưởng Khổng giáo vốn không khoan dung với người đồng tính còn luật pháp thì vẫn chưa có biện pháp bảo vệ người đồng tính khỏi nạn kỳ thị.
Chính vì thế, công viên Dongdan đã trở thành thánh địa đối với không ít người.
Nguoi dong tinh o Trung Quoc, cong vien dong tinh
Ban đầu, nơi này không có gì khác so với các công viên còn lại ở Bắc Kinh. Cũng có những phụ nữ trung niên tập nhảy theo những bản nhạc trẻ sôi động, cũng có những ông cụ lớn tuổi ngồi chơi cờ tướng trước các bức tượng công nhân, nông dân và binh sĩ trong cuộc Cách mạng Văn hóa những năm 1960. Chỉ khi bước vào khu vực nhiều cây, người ta mới dễ dàng nhận thấy nhiều người đàn ông, cả già lẫn trẻ, ăn mặc xoàng xĩnh hay thời trang, kết hôn hay độc thân, đi qua đi lại trên đường gạch và đưa những ánh nhìn ý tứ hay những nụ cười cho nhau. 
Nhiều người đến đây là dân lao động nhập cư, kết quả của cuộc bùng nổ kinh tế Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây. Những người này hầu hết là người lớn tuổi bởi giới trẻ hiện giờ đã bắt đầu sử dụng các ứng dụng tìm bạn trên điện thoại. Mặc dù vậy, công viên Dongdan vẫn mang lại một lợi thế chính là việc mặt chạm mặt - điều mà các ứng dụng tân tiến không thể có.
Nhiều người đến đây chỉ để nói về những chương trình truyền hình hay các tin đồn. Nhiều người khác lại đề cập thẳng thừng đến chuyện giường chiếu.
"Nếu ông chủ tôi biết thì sao?", một nhân viên bán hàng 32 tuổi giấu tên nói. "Không ai biết tôi là người đồng tính cả".
Mặc dù vậy, công viên Dongdan không an toàn tuyệt đối. Nhiều vụ trộm cắp, mại dâm vẫn diễn ra thường xuyên mà rắc rối nhất chính là các vụ tống tiền.
Peng Huijie (60 tuổi) từng làm tình nguyện viên cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Bắc Kinh từ năm 2010, hầu như ngày nào cũng có mặt ở đây. Ông đến để phân phát bao cao su, nói về chuyện tình cảm hay tình dục an toàn hay giúp thử HIV/AIDS miễn phí. 
Peng và nhóm năm người của ông hầu như không nhận được sự giúp đỡ nào từ phía chính phủ. Tổ chức CDC cung cấp các dụng cụ cần thiết còn ông Peng cứ hàng tháng lại phải nộp một danh sách các cá nhân đã xét nghiệm HIV. Trong số 12.000 người đã xét nghiệm trong năm trước, có 300 người có kết quả dương tính.
Nguoi dong tinh o Trung Quoc, cong vien dong tinh
Giới truyền thông Trung Quốc hiện vẫn gọi HIV/AIDS là "bệnh đồng tính" mặc dù theo một báo cáo về tình trạng bệnh trong 10 tháng đầu năm 2014, 66% người nhiễm là người dị tính.
"CDC quan tâm đến số lượng người dương tính HIV và tìm nguồn hổ trợ nhưng chúng tôi đối xử người đồng tính bằng tình cảm", ông Peng nói. "Trái tim của họ không nằm ở người đồng tính. Nhiều lần họ còn kỳ thị những người xét nghiệm đồng tính".
Các phát biểu kỳ thì thường xuyên xuất hiện trên báo chí. Zeng Yi, một giáo sư về Khổng giáo tại Đại học Tongji lên tiếng gọi đồng tính "là tội ác chống lại nhân loại" ngay sau khi Tòa án Tối cao cùng tổng thống Obama hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Mỹ.
Có lẽ vì vậy mà không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu như không có một người tổi tiếng hay có tên tuổi nào tại Trung Quốc công khai mình là người đồng tính.
"Các ngôi sao không muốn mất người hâm mộ dị tính, chính trị gia cần có một gia đình bình thường thì mới tồn tại hay thăng tiến được", Li Yinhe - nhà xã hội học và một nhà vận đồng quyền đồng tính lâu năm ở Trung Quốc - nói.
Bà Li ước tính hiện có đến 39 triệu người đồng tính nam tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hôn nhân đồng giới vẫn chưa hợp pháp trong khi việc nhận con nuôi của người đồng tính cùng việc mang thai hộ cũng bị cấm. Điều này đã dẫn đến hệ quả nhiều người đồng tính buộc phải kết hôn với người khác giới (gồm cả người đồng tính nữ). Họ không muốn đối diện với tin đồn cũng như để có con cái nuôi dưỡng mình ở những năm cuối đời.
"Chuyện với đàn ông chỉ là bây giờ thôi. Tôi sẽ sống với phụ nữ lâu dài sau này", người nhân viên bán hàng 32 tuổi nói. Anh hiện đã có vợ và con trai 6 tuổi tại Hồ Bắc.
Nguoi dong tinh o Trung Quoc, cong vien dong tinh
Hiện nay, số ít các nhà vận động quyền đồng tính vẫn mong muốn được sự công nhận của xã hội, và sau đó tiến đến đòi quyền bình đẳng hôn nhân. "Trung Quốc cần có đại diện cho cộng đồng đồng tính tại Quốc hội để gợi mở về vấn đề hôn nhân đồng giới", bà Li nói.
Ông Ning biết có lẽ ông sẽ không thể thấy ngày đó. Tuy vậy, với những thay đổi thấy được trong đời mình, ông nói mình vẫn khá lạc quan.
"Nhiều người khinh bỉ chúng tôi vào những năm 1960", ông nói. "Nhưng có rất ít người kỳ thị người đồng tính bây giờ. Mọi chuyện sẽ còn tốt hơn trong tương lai".
Toàn Tăng (Theo LATimes)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công viên Dongdan - 'thiên đường' của người đồng tính Trung Quốc