Trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành khắp nơi trên thế giới, đội ngũ nhân viên y tế là những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, thế nhưng họ chấp nhận đặt sự an nguy của bản thân sang một bên để hết lòng chăm sóc cho bệnh nhân… Nếu chẳng may họ nhiễm bệnh vì thiếu các thiết bị bảo hộ thì điều đó thật tồi tệ.

COVID-19 và nỗi niềm của nhân viên y tế

08/03/2020, 14:43

Trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành khắp nơi trên thế giới, đội ngũ nhân viên y tế là những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, thế nhưng họ chấp nhận đặt sự an nguy của bản thân sang một bên để hết lòng chăm sóc cho bệnh nhân… Nếu chẳng may họ nhiễm bệnh vì thiếu các thiết bị bảo hộ thì điều đó thật tồi tệ.

Y tá ở Hàn Quốc được huấn luyện sử dụng thiết bị bảo hộ trước khi điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm coronavirus - Ảnh: Yonhap

Một số y tá tại bệnh viện Lawrence ở Bronxville, New York (Mỹ) đang được kiểm tra xét nghiệm sau khi họ tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19 khi đang điều trị tại đây. Ở tiểu bang Washington, có 25 nhân viên chăm sóc sức khỏe đang được theo dõi sau khi tương tác với một người không được chẩn đoán mắc COVID-19 cho đến khi họ qua đời. Ở Bắc California, ba nhân viên chăm sóc sức khỏe đã xét nghiệm dương tính với virus này và hàng chục người đang cách ly.

Tính chất công việc khiến cho nhân viên y tế có nguy cơ mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào, bao gồm COVID-19. Trong đợt dịch SARS năm 2002, một phần năm các trường hợp bị lây nhiễm là nhân viên y tế. Nếu họ bị lây nhiễm virus trong thời gian dịch bùng phát thi mức độ căng thẳng trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ trở nên trầm trọng hơn khi lực lượng nhân viên y tế bị thiếu hụt.

Đó cũng là lý do đội ngũ y tế cần phải được xem như một thành phần rất quan trọng cần được bảo vệ, và họ có quyền được cung cấp các thiết bị bảo hộ hơn bất cứ đối tượng nào.

Terri Rebmann, một nhà nghiên về y khoa, hiện là giám đốc Viện nghiên cứu sinh học của Đại học Saint Louis cho biết, các nhân viên chăm sóc sức khỏe dành nhiều thời gian gần gũi với bệnh nhân. Những hoạt động có nguy cơ cao nhiễm bệnh này bao gồm những việc như đặt bệnh nhân lên máy thở hoặc lấy mẫu đờm từ phổi của họ.

Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), như khẩu trang, găng tay và áo choàng, giúp giữ an toàn cho y tá, bác sĩ khi họ điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như COVID-19. Để bảo vệ chống lại coronavirus chủng mới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị nhân viên y tế đeo khẩu trang N95, lọc các hạt trong không khí và các giọt nhỏ có thể có từ bệnh nhân bị ho ra.

Nữ nhân viên của Trung tâm y tế Shaare Zedek ở Jerusalem, Israel mặc trang phục bảo hộ để chuẩn bị đưa một phụ nữ người Trung Quốc bị nghi nhiễm trùng COVID-19 vào bệnh viện - Ảnh: Yonatan Sindel

Tuy nhiên, khẩu trang chỉ bảo vệ nhân viên y tế nếu chúng được sử dụng đúng cách và được cung cấp đầy đủ. Chúng sẽ bị loại bỏ nếu như bị hao mòn, hư hỏng.

Trong đại dịch COVID-19, nhu cầu dùng khẩu trang trong cộng đồng là rất cao. Nhiều người không hiểu rằng khẩu trang cũng phải được dùng trong hoàn cảnh phù hợp và đúng cách, và hầu hết mọi người sẽ không biết đeo và tháo khẩu trang như thế nào cho đúng và an toàn.

Nhưng điều đó đã không ngăn được mọi người mua số lượng nhiều để dự trữ dùng cho cá nhân. Điều này góp phần vào sự thiếu hụt khẩu trang rất lớn, người cần dùng là đội ngũ nhân viên y tế gặp nguy hiểm thì lại không có khẩu trang để dùng.

Theo một cuộc khảo sát từ Hiệp hội Y tá Quốc gia Mỹ, chưa đến một phần ba y tá ở Mỹ làm việc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe có đủ PPE để bảo vệ mình trước COVID-19.

Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt một du khách

“Số lượng nhân viên y tế cũng có nguy cơ nếu bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng không được chẩn đoán sớm là rất cao bởi họ thường tiếp xúc với nhiều người chưa kiểm tra có nhiễm virus hay không. Đây là một rủi ro không chỉ đối với nhân viên y tế, mà còn đối với thân nhân người bệnh và các bệnh nhân khác tại bệnh viện.

Đó là lý do tại sao có hai bệnh nhân ở Washington chỉ được chẩn đoán sau khi họ qua đời. Trong đại dịch cúm, các nghiên cứu cho thấy nếu những người nhiễm bệnh không được xác định thi nguy phơi nhiễm của nhân viên y tế cực cao", nhà nghiên cứu Reb Rebmann nói.

Sự chậm trễ trong xét nghiệm bệnh nhân mắc COVID-19 ở Mỹ khiến cho các y tá bác sĩ gặp nguy hiểm.

“Nếu có nhiều bác sĩ và y tá bắt đầu nhiễm, điều đó có thể cản trở hệ thống y tế. Trong những thảm họa và dịch bệnh lớn, chúng ta có những đợt bệnh nhân lớn làm quá tải hệ thống chăm sóc y tế. Vì vậy càng nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe càng tốt", nhà nghiên cứu Reb Rebmann chia sẻ.

Khi nhiều nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, các nhân viên y tế khỏe mạnh phải chăm sóc đồng nghiệp của mình như một bệnh nhân. Điều đó làm tăng thêm căng thẳng khi họ làm việc trong một đợt bùng phát dịch đang lan rất nhanh.Trong dịch SARS năm 2002, các bác sĩ cũng đã đối mặt với sự kỳ thị vì họ làm việc với những bệnh nhân mắc bệnh.

Trong thời gian dịch bệnh, nhân viên y tế đã đặt sự an nguy của chính họ qua một bên để hết lòng chăm sóc cho người khác. Dù phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm rất cao nhưng họ vẫn hết lòng giúp bệnh nhân tuân theo các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng, giúp bệnh nhân mau khỏe mạnh và nhanh xuất viện. Nếu chẳng may họ bị nhiễm bệnh vì thiếu các thiết bị bảo hộ, điều đó thật tồi tệ.

Tiểu Vũ/Theo Theverge

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
25 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 và nỗi niềm của nhân viên y tế