Trở thành Tổng giám đốc Công nghệ (CTO)của một startup có giá trị và phát triển nhất thế giới (cao điểm lên tới 68 tỷ USD), câu chuyện riêng của Thuận Phạm cũng nhiều màu sắc không kém gì câu chuyện của chính Uber.

CTO Uber Thuận Phạm: Khi khởi nghiệp đừng trông chờ vào ai ngoài chính mình

Phan Diệu | 21/08/2017, 08:35

Trở thành Tổng giám đốc Công nghệ (CTO)của một startup có giá trị và phát triển nhất thế giới (cao điểm lên tới 68 tỷ USD), câu chuyện riêng của Thuận Phạm cũng nhiều màu sắc không kém gì câu chuyện của chính Uber.

Tổng giám đốc Công nghệ toàn cầu (CTO) của Uber Thuận Phạm khuyên các bạn trẻ Việt Nam muốn khởi nghiệp, đừng trông chờ vào bất kỳ ai ngoài chính bản thân mình. Ngoài ra, bạn không nên nghĩ hay tính toán quá nhiều về con đường khởi nghiệp bởi bạn không thể biết rõđó là gì.

Từ cậu bé lưu lạctới tổng giám đốc công nghệ toàn cầu

Vào những ngày cuối năm 1979, Thuận Phạm khi đó 10 tuổi cùng mẹ rờiViệt Nam lưu lạc đến Malaysia, Indonesia và cuối cùng mới đến được nước Mỹ, ngụ tạiMaryland.Để mưu sinh, mẹ của ông đã nhận làm đến hai công việc cùng một lúc, buổi sáng bà làm thu ngân tại trạm xăng còn đến tốibà trở thành nhân viên đóng gói thực phẩm tại siêu thị.

Trong khi đó đối với Thuận Phạm, việc đầu tiên ông nghĩ đến khi bước chân lên đất Mỹ là học, phải học để thoát nghèo và nó là con đường duy nhất. Để có tiền học và sinh hoạt, vào các ngày cuối tuần, ông làm việc cho cửa hàng rửa xe trong thành phố đến 16 giờ mỗi ngày.

Trước khi được nhận vào học tại khoa máy tính Đại học MIT, Thuận Phạm đã trải qua khá nhiều công việc mưu sinh vất vả. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông vào làmở những cương vị quan trọng tại nhiều công ty công nghệ lớnở thung lũng Sillicon như Silicon Graphics, DoubleClick, VMware…

Năm 2013, khi Uber cần tìm kiếm một người giàu kinh nghiệm để hỗ trợ quản lý công nghệ, hông qua những người bạn, CEO của Uber là Travis Kalanick biết đến Thuận Phạm. Và sau một cuộc phỏng vấn 2 tuần ròng rã với tổng thời gian lên đến 30 giờ đồng hồ, Thuận Phạm đã chính thức trở thành Giám đốc Công nghệ của Uber toàn cầu.

Bốn năm sau đó, CTO Thuận Phạm đã phát triển đội ngũ kỹ thuật của Uber từ 40 người lên 1.200 người và vận hành nền tảng xử lý hơn 30.000 chuyến đi mỗi ngày cho hàng triệu người tại 450 thành phố trên toàn thế giới.

Khi nhắc về những ngày tháng lênh đênh mưu sinh, Thuận Phạm chia sẻ ông đã không đầu hàng hoàn cảnh mà rất rất bình tĩnh. “Nó cũng như cuộc hành trình của một startup. Ngay cả khi bạn mất tất cả trong một ngày, bạn vẫn có thể xây dựng lại tất cả nếu giữ được sự bình tĩnh”.

Đừng nghĩ quá nhiều về con đường khởi nghiệp

Thuận Phạm tự mô tả mình "là một người bình thường nhưng nhờ làm việc chăm chỉ và may mắn mà có được thành công" tại một startup công nghệ có giá trị của thế giới.

Về lời khuyên dành cho các startup, ôngnói để startup thành công, trước tiên là phải sẵn sàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Muốn phát triển nhanh, phải chấp nhận sai lầm và vượt qua sai lầm một cách nhanh chóng.

“Trong giai đoạn đầu, hãy tìm ra vấn đề của xã hội mà mình có thể giải quyết và làm việc đó tốt nhất. Các bạn trẻ khởi nghiệp không nên quá lo lắng hay tập trung vào việc gọi vốn mà nên dốc toàn lực vào việc giải quyết những vấn đề mà trước đó chưa ai làm được”, ông chia sẻ.

Theo Thuận Phạm, điều quan trọng nhất đối với một startup là dám thử những điều mới, không chờ đợi và dám đón nhận mọi vấn đề, kể cả thất bại, để rút ra bài học và tiếp tục tiến lên.

Đi đôi với việc thử làm cái mới, Tổng giám đốc Công nghệ của Uber cũng khuyên các startup tại Việt Nam tập trung vào phát triển sản phẩm và giải quyết được những nhu cầu của xã hội càng sớm càng tốt.

“Đừng nghĩ rằng lập startup vì có trong tay vài công nghệ gì to bự, hãy khởi nghiệp khi bạn cảm thấy cần phải giải quyết một vấn đề nào đó. Nếu làm tốt, người dùng sẽ truyền tai nhau ủng hộ và sẽ có người đầu tư cho công ty của bạn. Ngoài ý chí muốn làm điều đó, cần có tinh thần không e ngại thất bại", ông nhấn mạnh.

Thuận Phạm cũng nói có rất nhiều nhà đầu tư ở ngoài kia, họ đang cần những ý tưởng tốt, khả thi và phù hợp với nhu cầu thị trường. Nếu bạn có những cái đó, tiền sẽ tự động chảy vào.

"Lời khuyên của tôi là không nên nghĩ quá nhiều về con đường khởi nghiệp vì bạn không thể biếtđó là gì. Vào 25-30 năm trước, khi mới tốt nghiệp, tôi hoàn toàn không biết rằng mình sẽ như bây giờ. Cách đây 4 năm, khi tôi mới gia nhập Uber, nếu cứ tính toán quá nhiều thì tôi cũng sẽ không làm được gì”, ông chia sẻ.

Ngoài ra, ông cũng khuyên các bạn trẻ Việt Nam muốn khởi nghiệp thì “đừng trông chờ vào bất kỳ ai ngoài chính bản thân mình”.

“Startup ở Mỹ hay bất kỳ nơi đâu trên thế giới cũng vậy, không ai dựa vào Chính phủ. Đó là chuyện kinh doanh. Chính phủ không cần thiết đầu tư cho startup vì nó quá rủi ro mà chỉ tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho mọi doanh nghiệp", ông nói thêm

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CTO Uber Thuận Phạm: Khi khởi nghiệp đừng trông chờ vào ai ngoài chính mình