Ngày 19.3, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay đã thực hiện thành công 2 ca ghép tạng xuyên Việt từ người cho chết não, trong đó có 1 trường hợp ghép thận, và 1 trường hợp ghép tim. Thành công của ca ghép tạng xuyên Việt này một lần nữa đánh dấu bước tiến mới trong việc ghép tạng từ người cho chết não, ngưng tim...
Cuộc chạy đua với thời gian
Nguồn tạng được hiến là một quân nhân (nam, 45 tuổi) bị tai nạn giao thông trong lúcthi hành nhiệm vụ đang điều trị tại Bệnh viện quân đội 108 (Hà Nội) trong tình trạng chết não vào ngày 26.2
Thời điểm đó, Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã thông tin đến Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy về một trường hợp người cho tạng chết não gồm: 1 phổi, 1 tim, 1 thận. Tuy nhiên, phổi đã được thực hiện ghép cho một bệnh nhân tại Bệnh viện quân đội 108 còn lại quả tim và thận được chuyển cho Bệnh viện Chợ Rẫy.
Lúc này một cuộc chạy đua rất gây cấn để có thể mang được 2 tạng trên, đặc biệt là quả tim vào TP.HCMđúng “thời gian vàng”, đủ điềukiện để ghép cho bệnh nhân.
TS.BS Dư Thị Ngọc Thu - Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay vào lúc này danh sách bệnh nhân đang chờ ghép tim tại đây là 20 người; còn ghép thận là 70 người. Bệnh viện đã nhanh chóng tiến hành sàng lọc và chọn được 2 bệnh nhân là N.Q.H.( 29 tuổi, ngụ Tiền Giang) bị cơ tim giãn nở và bệnh nhân P.H.T. (25 tuổi, ngụ Ninh Thuận) bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Đây là 2 bệnh nhân có hoàn cảnh rất khó khăn không có điều kiện để thực hiện ca ghép tạng.
Tuy nhiên, để tận dụng được 2 tạng nói trên là điều rất khó khăn, vì nguồn tạng đang ở cách xa gần 2.000km, trong khi đó theokhuyến cáo, đối với việc ghép tim tốt nhất chỉ trong bán kính 400km, và thời gian là 4 tiếng đồng hồ.
Việc đưa 2 quả tạng trên từ Hà Nội vào TP.HCM để ghép cho bệnh nhân, đặc biệt là quả tim nằm trong khoảng thời gian 4 tiếng đồng hồ là một điều cực kỳ khó khăn.
Ngay thời điểm đó, bệnh viện đãtriệu hồi 2 bệnh nhân trên tới TP.HCM để thực hiện thủ tục lấy máu. Bệnh nhân được lấy máu và chuyển ngay mẫu máu đó đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để thực hiện các xét nghiệm cần thiết xem có tương thích với người cho và nhận hay không.
TS.BS Nguyễn Thái An - Trưởng khoa Phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy (người trực tiếp mang mẫu máu của bệnh nhân H. ra Hà Nội) cho biết sau khi xét nghiệm, các chỉ số của người cho và nhận đều tương thích, lập tức quả tim người cho được cắt ra ngoài và đưa ngay lên máy bay chuyển vào TP.HCM.
Rất may mắn quả tim được lấy ra nhanh chóng và mọi thủ tục vận chuyển quả tim này về TP.HCM được sự hỗ trợtích cực của phía cảng hàng không sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất cùng với lực lượng lực cảnh sát giao thông nên quả tim kịp đưa về đến TP.HCM ghép vào cho bệnh nhân H. Bệnh nhân được tiến hành ghép tim vào lúc 14 giờ 30 cùng ngày và hoàn tất vào 21 giờ 30.
“Phải nói rằng, thời điểm mang mẫu máu ra Hà Nội tôi không hy vọng sẽ mang được quả tim về ghép kịp thời trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ.Vì còn rất nhiều thủ tục, từthủ tục hải quan, việc vận chuyển đến các vấn đề liên liên quan khác. Tuy nhiên rất may mắn mọi việc đã diễn ra một cách trơn tru nhờ sự quan tâm chia sẻ của rất nhiều đơn vị, trong đó có Bệnh viện quân Y 108, Bệnh viện Việt Đức, cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, cảng hàng không sân bay Nội Bài, lực lượng cảnh sát giao thông.
“Khi chúng tôi đưa quả timxuống sân bay Tân Sơn Nhất thì xe của bệnh Viện Chợ Rẫy đã có mặt ở thang máy bay, không phải tốn thời gian để làm thủ tục. Lập tức lực lượng cảnh sát giao thông có mặt để dẫn đường nên thời gian từ sân bay về Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ mất 15 phút nên chúng tôi chỉ mất có 6 tiếng đồng hồ từ lúc cắt quả tim ở người cho đến khi ghép vào người nhận, nếu chậm thêm 1 đến 2 tiếng đồng hồ nữa thì khả năng quả tim này sẽ không thể sử dụng để ghép cho bệnh nhân được”, bác sĩ An nói.
Chỉ có 5% trường hợp ghép tạng từ người cho chết não
Chia sẻ về điều này, PGS.TS.BS Trần Quyết Tiến - Giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đây là ca ghép tim thứ 2 từ người cho chết não ở bệnh viện nhưng lần này công việc trơn tru và thuận lợi hơn nhiều. Nếu như ở lần trước hầu như bệnh viện chỉ sử dụng mối quan hệ cá nhân để giải quyết những thủ tục trong quá trình vận chuyển tim được nhanh, gọn; còn lần nàycông tác tổ chức khá tốt, nhận được sự ủng hộ, chia sẻcủa cácđơn vị, tổ chức.
“Giờ đây các tổ chức, cá nhân và cộng đồng đã hiểu được việc làm ý nghĩa, nhân văn của việc làm này nên đã ủng hộ, chia sẻ”, ông Tiến nhấn mạnh.
PGS.TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫycho rằng, đây là một thành công rất lớn của chương trình ghép tạng quốc gia. Điều này chứng tỏ chương trình ghép tạng đã đạt được tính công bằng, minh bạch, công khai...
Tuy nhiên bà Thảo mong muốn các quy định của pháp luật cần tạo điều hơn nữa giúp cho người cho và nhận tạng, nhất là bảo hiểm y tế có chi trả bảo hiểm y tế từ giai đoạn sàng lọc ban đầu đối với người hiến tạng.
Bên cạnh đó, nỗi niềm trăn trở của những người làm công tác ghép tạng ở đây còn là số lượng người hiến tạng chết não, tim ngừng đập còn quá ít.
Theo PS.TS. BS Thái Minh Sâm - Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy trong 10 năm thực hiện có 665 trường hợp ghép tạng, nhưng chỉ có 35 trường hợp được ghép từ người chết não, tim ngưng đập (3 trường hợp cho từ tim ngưng đập), chiếm tỷ lệ 5%, trong khi đó ở nước ngoài tỷ lệ này là 80%.
“Với 35 trường hợp được ghép tạng từ người cho chết não, timngưng đập thì chỉ có khoảng hơn 10 người cho tạng trong tình trạng chết não, tim ngưng đập. Như vậy đã 10 năm mà chỉ có hơn 10 người chết não, tim ngưng đập cho tạng là con số quá thấp. Điều này khiến cho không ít người chờ ghép tạng điến cả chục năm chưa ghép được khiến nhiều người rút ra khỏi chương trình, người thì chết”, bác sĩ Sâm chia sẻ.
Bác sĩ Sâm cho rằng Việt Nam phải phấn đấu có ít nhất là 30% đến 40% người ghép tạng từ người cho chết não, ngưng tim thì mới có thể giải quyết được tình trạng khan hiếm nguồn tạng như hiện nay, giúp người bệnh cần ghép tạng không phải chờ đợi dài.
Hồ Quang