Một thanh niên người Campuchia thường xuyên bị chảy máu răng, máu mũi, đã điều trị một thời gian dài tại các bệnh viện ở Campuchia nhưng không khỏi. Anh đến Việt Nam để điều trị thì bất ngờ các bác sĩ phát hiện căn bệnh lạ.

Cứu bệnh nhân Campuchia mắc bệnh hiếm có

Hồ Quang | 05/09/2019, 21:24

Một thanh niên người Campuchia thường xuyên bị chảy máu răng, máu mũi, đã điều trị một thời gian dài tại các bệnh viện ở Campuchia nhưng không khỏi. Anh đến Việt Nam để điều trị thì bất ngờ các bác sĩ phát hiện căn bệnh lạ.

          

Ngày 5.9, TS-BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết bệnh viện này đã điều trị thành công một bệnh nhân người Campuchia mắc bệnh lạ gây môi, má sưng nề, chảy máu răng, máu mũi, đã được điều trị nhiều năm nhưng không khỏi.

Nam thanh niên này là D.V. (23 tuổi) được các bác sĩ ở đây phát hiện một ổ dị dạng mạch máu má môi. “Đây là căn bệnh khiến môi trên, má trái của bệnh nhân sưng nề, thường xuyên chảy máu răng và máu mũi từ nhiều năm qua. Đây là một bệnh dị dạng mạch máu hiếm gặp”, bác sĩ Cường nói.

Bác sĩ Cường cho biết bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện ngày 27.8 trong tình trạng môi trên và má trái sưng nề, thường xuyên chảy máu răng và máu mũi. Bệnh nhân nói tình trạng trên đã xảy ra nhiều năm, gia đình đã đưa đến nhiều cơ sở y tế ở Campuchia để chữa trị nhưng vẫn không khỏi.

Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân bị một ổ dị dạng mạch máu má, môi rất lạ - Ảnh: BVCC

Tại đây, qua kiểm tra tra và làm các kỹ thuật cận lâm sàng; đặc biệt là chụp DSA (chụp mạch số hóa xóa nền), các bác bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị một ổ dị dạng mạch máu má, môi.

“Chúng tôi đã tiến hành gây tắc ổ dị dạng bằng keo cho bệnh nhân. Sau đó, các bác sĩ tiến hành  đặt ống luồn từ động mạch đùi, bơm chất keo gây tắc vào mạch máu dị dạng. Ca can thiệp đã làm tắc được khoảng 60% các ổ dị dạng gây chảy máu. Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo và tiếp xúc tốt, hiện tượng chảy máu răng gần như được xử lý triệt để, tình trạng chảy máu mũi thuyên giảm nhiều”, bác sĩ Cường chia sẻ.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Cường, việc can thiệp lần này vẫn chưa triệt để, do ổ dị dạng quá nhiều, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị thêm một đợt nữa. “Chúng tôi đã hẹn bệnh nhân sau 3 tháng quay lại bệnh viện để tiếp tục điều trị”, bác sĩ Cường nói.

Hồ Quang

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cứu bệnh nhân Campuchia mắc bệnh hiếm có