Nhiều khu vực tại Trung Quốc từ lâu đã không còn là một phần của quốc gia đang phát triển, bởi vậy nước này cần phải tuân theo các quy tắc thương mại quốc tế tương tự như được áp dụng với Đức hoặc EU.

Đã đến lúc Trung Quốc nên từ bỏ quy chế nước đang phát triển

Anh Thư | 14/01/2020, 17:00

Nhiều khu vực tại Trung Quốc từ lâu đã không còn là một phần của quốc gia đang phát triển, bởi vậy nước này cần phải tuân theo các quy tắc thương mại quốc tế tương tự như được áp dụng với Đức hoặc EU.

TTXVN dẫn nguồn tin từ AFP cho biết, Liên đoàn Các nhà sản xuất máy công cụ của Đức - cơ quan thuộc Hiệp hội Công nghiệp Đức (VDMA) - ngày 13.1.2020 cho rằng, Trung Quốc nên chịu sự điều chỉnh của các quy tắc thương mại quốc tế áp dụng đối với các nước phát triển, thay vì hưởng quy chế nền kinh tế mới nổi.

VDMA nêu rõ Trung Quốc - nhà xuất khẩu máy công cụ lớn thứ 2 thế giớisau Đức - đã "lách luật" để thực hiện các biện pháp trợ giá trá hình và tiếp cận thị trường không công bằng.

Theo đó, nhiều khu vực tại Trung Quốc từ lâu đã không còn là một phần của quốc gia đang phát triển, bởi vậy Trung Quốc cần phải tuân theo các quy tắc thương mại quốc tế tương tự như được áp dụng với Đức hoặc Liên minh châu Âu (EU).

VDMA cho hay, việc trợ giá cho phép các công ty Trung Quốc che giấu chi phí sản xuất thực sự, đặc biệt trong các lĩnh vực như sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, khi các sản phẩm từ Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường quốc tế và khiến các đối thủ cạnh tranh mất hoàn toàn lợi thế.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Trung Quốc đã cam kết giữ vai trò như các quốc gia thành viên khác trong việc thông báo cho tổ chức này các chính sách trợ giá của mình. Tuy nhiên, VDMA cho rằng điều này chỉ được thực hiện ở mức hạn chế.

Ông Ulrich Ackermann - Giám đốc thương mại quốc tế của VDMAnhấn mạnh, trong tương lai, mọi hành vi trợ giá không được thông báo phải tự động được phân loại là hành động "bóp méo" thị trường và phải có các biện pháp đối phó với tình trạng này.

VDMA kêu gọi EU chỉ nên cho phép các doanh nghiệp từ quốc gia thứ ba - đã ký kết thỏa thuận song phương ràng buộc việc tiếp cận thị trường bình đẳng và minh bạch - tham gia thị trường của khối; đồng thờicần hoàn tất thỏa thuận tự do hóa dòng đầu tư giữa EU và Trung Quốc, vốn được đàm phán kể từ năm 2013 nhằm “loại bỏ” cạnh tranh không lành mạnh.

Trung Quốc quyết không từ bỏ vị trí "nền kinh tế đang phát triển"

Cuối tháng 9.2019 tại một sự kiện toàn cầu, Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng lên tiếng khẳng định cộng đồng quốc tế đã hợp tác để giúp Trung Quốc phát triển, nhưng giờ là lúc phải yêu cầu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới minh bạch hơn trong các mối quan hệ thương mại và nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết biến đổi khí hậu.

Theo đó, các quy định không còn phù hợp cần phải được thay đổi để không tiếp tục coi Trung Quốc là "nền kinh tế đang phát triển" nữa, mà phải là nền kinh tế phát triển.

Nếu một quốc gia được WTOcoi là nước đang phát triển sẽ có thời hạn dài hơn để thực hiện các cam kết thương mại tự do, cũng như có khả năng bảo hộ một số ngành công nghiệp trong nước, duy trì trợ cấp.

Vào cuối tháng 7.2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ra bản ghi nhớ khẳng định Mỹ "chưa bao giờ chấp nhận việc Trung Quốc tự nhận là nước đang phát triển", khi mà tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

Về phần mình, trong một phát biểu đưa ra từ một cuộc họp báo tháng 4 năm ngoái, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong tuyên bố:"Vị trí của Trung Quốc trong WTOđã rõ ràng. Trung Quốc là nước đang phát triển lớn nhất thế giới", đồng thời khẳng định Trung Quốc "không trốn tránh trách nhiệm quốc tế" nhưng sẽ không từ bỏ các đặc quyền được hưởng với tư cách là một nước đang phát triển trong WTO.

Thi Anh tổng hợp
Bài liên quan
Sự quan tâm trên thế giới với 'ô tô điện Trung Quốc' tăng vọt, bỏ lại 'nóng lên toàn cầu' phía sau
Dữ liệu từ Google Trends cho thấy thế giới hứng thú với các loại xe năng lượng sạch mới nhất hơn là những nguyên tắc cao cả đằng sau chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đã đến lúc Trung Quốc nên từ bỏ quy chế nước đang phát triển