Người đứng đầu cơ quan Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu hôm 9.1 cho rằng chính quyền Bắc Kinh không nên diễn giải kết quả cuộc bầu cử Đài Loan là đại diện cho một chiến thắng hay thua cuộc đối với Trung Quốc.

Đài Loan gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc trước thềm bầu cử

Hoàng Vũ | 09/01/2020, 16:27

Người đứng đầu cơ quan Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu hôm 9.1 cho rằng chính quyền Bắc Kinh không nên diễn giải kết quả cuộc bầu cử Đài Loan là đại diện cho một chiến thắng hay thua cuộc đối với Trung Quốc.

“Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc nên hiểu kết quả của cuộc bầu cử Đài Loan như là chiến thắng hay thất bại cho họ. Nếu Bắc Kinh tìm hiểu quá nhiều vào cuộc bầu cử của chúng tôi, có thể xuất hiện một kịch bản mà khả năng Trung Quốc sẽ tiến hành đe dọa quân sự hoặc cô lậpngoại giao vàsử dụng các biện pháp kinh tế để trừng phạt Đài Loan”, ông Joseph Wu nói với các phóng viên ở Đài Bắc.

Nhà ngoại giao của Đài Loan tiếp tục khẳng định: “Đây là cuộc bầu cử của chúng tôi chứ không phải là của Trung Quốc. Chính những người Đài Loan đến nơi bỏ phiếu để quyết địnhủng hộứng cử viên hay đảng chính trị nào họ thấy tốt hơn cho họ. Trước khi can thiệp vào bầu cử của các nền dân chủ ở các nước khác, thì có lẽ Trung Quốc nên thử với cuộc bầu cử của chính họ”.

Bình luận của người đứng đầu cơ quan Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu được đưa ra vào thời điểm chỉ còn 2 ngày nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử lãnh đạo và viện lập pháp vào 11.1 tới. Đây được xem là cuộc đối đầu giữa hai đảng lớn tạiĐài Loan là đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) và Quốc dân đảng (KMT).

DPP hiện chiếm thế đa số với 68 ghế trong tổng số 113 ghế tại viện lập pháp, trong khi KMT chỉ có 35 ghế. Ba ứng viên sáng giá cho chức lãnh đạo Đài Loan hiện là đương kim lãnh đạo Thái Anh Văn thuộc đảng DPP, Thị trưởng thành phố Cao Hùng, Hàn Quốc Du thuộc Quốc dân đảng và Chủ tịch đảng Thân Dân, Tống Sở Du.

Bà Thái, người đang đẩy mạnh chiến dịch tái tranh cử, đã nhiều lần cảnh báo về mối nguy hiểm từ Trung Quốc, nơi vốn từ lâu luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ cần thống nhất và không ngừng gây áp lực đối với đảo này, và không loại trừ phương án thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết.

Kể từ khi nhậmchức lãnh đạo Đài Loan từ năm 2016,người đứng đầu Đảng Dân chủ tiến bộđã phải chịu khá nhiều áp lực từ phía Bắc Kinh trong việc yêu cầu xác nhận nguyên tắc “một Trung Quốc” theo “sự đồng thuận 1992” có được trước đó với Quốc dân đảng. Tuy nhiên, bà Thái luôn bảo vệ quan điểm “giữ nguyên hiện trạng” và khẳng định “Đài Loan là xã hội dân chủ”.

Theo nhận định của giới quan sát, nhiều khả năng bà Thái sẽ tái đắc cử. Nếu bà Thái và đảng Dân chủ tiến bộ cầm quyền của bà chiến thắng lớn thì hòn đảo tự trị này được dự đoán sẽ tiếp tục theo đuổi định hướng “thoát khỏi Trung Quốc”.

Đáng chú ý, Viện Lập pháp Đài Loan hôm 31.12 đã chính thức thông qua một đạo luật chống xâm nhập, một phần trong nỗ lực kéo dài nhiều năm để chống lại những gì nhiều người ở Đài Loan coi là những động thái của Trung Quốc nhằm tác động đến tình hình chính trị và tiến trình dân chủ, thông qua tài trợ bất hợp pháp cho các chính trị gia, giới truyền thông và các phương thức ngầm khác.

Cụ thể, đạo luậtnày cấm bất cứ ai quyên tiền cho đảng phái chính trị, tác động tới các cuộc bầu cử, hoặc tìm cách gây ảnh hưởng đến chính trị Đài Loan theo sự hướng dẫn hoặc hỗ trợ tài chính từ "các nguồn xâm nhập" - thường được hiểu là từ Trung Quốc.

Hoàng Vũ (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc trước thềm bầu cử