Ủy ban Chấp hành của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC) hôm 8.1 đã công bố một báo cáo nghiên cứu thường niên trong đó kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump trừng phạt Trung Quốc về vi phạm nhân quyền, đồng thời thúc giục quan chức Mỹ lưu tâm đến vấn đề nhân quyền liên quan đến Tân Cương khi đàm phán với Bắc Kinh, bao gồm cả đàm phán thương mại.

Quốc hội Mỹ tiếp tục kêu gọi trừng phạt Trung Quốc về vấn đề Tân Cương

Hoàng Vũ | 09/01/2020, 15:21

Ủy ban Chấp hành của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC) hôm 8.1 đã công bố một báo cáo nghiên cứu thường niên trong đó kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump trừng phạt Trung Quốc về vi phạm nhân quyền, đồng thời thúc giục quan chức Mỹ lưu tâm đến vấn đề nhân quyền liên quan đến Tân Cương khi đàm phán với Bắc Kinh, bao gồm cả đàm phán thương mại.

Hãng tin Reuters trích dẫn báo cáo nghiên cứu thường niên của CECC cho biết các điều kiện về nhân quyền tại Trung Quốc trong thời gian nghiên cứu từ tháng 8.2018 đến 8.2019 đã tồi tệ hơn trước.

Theo đó, báo cáo nêu chi tiết về cách Trung Quốc đối xửvới các nhóm tôn giáo thiểu số, các nhà hoạt động nhân quyền và báo chí, trong đó tập trung sâu rộng vào vấn đề tại Tân Cương, nơi được cho là khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang “cải tạo” tại các “trại giáo dục” mà Trung Quốc lập ra. Ủy ban tin rằng tại khu tự trị miền tây bắc Trung Quốc, các nhà chức trách Trung Quốc có thể đang vi phạm nhân quyền.

“Ngoài ra, chính quyền Mỹ nên phát triển các quan điểm cụ thể về vấn đề nhân quyền cho quan chức Mỹ tham gia các cuộc đàm phán thương mại, những người thường xuyên liên kết tự do báo chí, ngôn luận với các lợi ích của Mỹ và Trung Quốc”, báo cáo của CECC nêu rõ.

Tại Tân Cương, chính quyền Bắc Kinh đã và đang sử dụng camera nhận diện khuôn mặt và các hệ thống giám sát điện thoại di độngđể kiểm soát chặt chẽ người dân, báo cáo cho biết và nhấn mạnh “chính sách ngoại giao Mỹ phải ưu tiên thúc đẩy nhân quyền và pháp quyền tại Trung Quốc, không chỉ tôn trọng và bảo vệ phẩm giá cơ bản của người dân Trung Quốc, mà còn thúc đẩy tốt hơn về an ninh và thịnh vượng cho toàn nhân loại”.

Báo cáo của Ủy ban Chấp hành của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC) cũng chỉ ra rằng, để giải quyết vấn đề nhân quyền, Washington nên đưa ra các chính sách thắt chặt tiếp cận thị trường Mỹ đối với các công ty Trung Quốc đã đang ủng hộ hoặc cung cấp khả năng công nghệ kiểm soátbao gồm các hệ thống nhận diện gương mặt, công nghệ máy học và sinh trắc học.

Ngoài ra, báo cáo của CECC cũng khuyến nghị chính quyền Trump áp đặt trừng phạt lên các doanh nghiệp và quan chức Trung Quốc liên quan tới cách đối xửcủa họ với người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, với số phiếu ủng hộ áp đảo 407 và chỉ có 1 phiếu chống, Hạ viện Mỹđã thông qua dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019, cho phép chính quyền Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích và phản ứng cứng rắn hơn trước hành động của Trung Quốc với người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương.

Dự luật trên đã nêu đích danh Bí thư Tỉnh ủy Tân Cương, ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) và quy trách nhiệm cho ông này trong việc tạo ra các trung tâm giam giữ người thiểu số Hồi giáo, đồng thời kêu gọi trừng phạt thêm các quan chức cấp cao của Trung Quốc chịu trách nhiệm về các hoạt động đối với người Hồi giáo ở Tân Cương.

Đây được coi là phiên bản cứng rắn hơn một bản dự luật tương tự đã được Thượng viện Mỹ tán thành hồi tháng 9 năm 2019. Đây cũng là lần đầu tiên một dự luật liên quan đến vấn đề Tân Cương yêu cầu trừng phạt các quan chức cấp cao của Trung Quốc. Dự luật mới sẽ cần phải được Thượng viện thông qua trước khi gửi lên Tổng thống Donald Trump chính thức ký ban hành luật.

Phản ứng trước động thái trên, trong một tuyên bố phát đi vài giờ sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng dự luật này cố tình bôi nhọ tình trạng nhân quyền ở Tân Cương và làm mất uy tín các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chống lại chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố tại khu vực.

“Cốt lõi của tình hình Tân Cương (ở Trung Quốc) không phải là về vấn đề nhân quyền, dân tộc thiểu số hay tôn giáo, mà chính là việc chống khủng bố và chống ly khai. Chúng tôi cảnh báo Mỹ rằng Tân Cương là của Trung Quốc và thuộc vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không có chỗ cho các lực lượng ở nước ngoài can thiệp”, bà Hoa nhấn mạnh và cảnh báo Bắc Kinh sẽ đáp trả nếu tình hình trở nên leo thang hơn.

Hoàng Vũ (theo Reuters)
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội Mỹ tiếp tục kêu gọi trừng phạt Trung Quốc về vấn đề Tân Cương