Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, Đài Loan (Trung Quốc) quyết định tiếp nhận lại lao động Việt Nam thuộc hai ngành nghề giúp việc gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ từ 1.7.

Đài Loan tiếp nhận lao động Việt Nam sau 10 năm đóng cửa

Một Thế Giới | 17/06/2015, 06:01

Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, Đài Loan (Trung Quốc) quyết định tiếp nhận lại lao động Việt Nam thuộc hai ngành nghề giúp việc gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ từ 1.7.

Theo thương thảo giữa hai bên, lao động giúp việc gia đình sang Đài Loan sẽ mất tổng chi phí là 2.036 USD (khoảng 44 triệu đồng) chưa bao gồm tiền ký quỹ, nhận mức lương tối thiểu là 17.500 đài tệ/tháng (khoảng 12 triệu đồng). Đối với thuyền viên tàu cá gần bờ, tổng chi phí sang Đài Loan là 1.550 USD, chưa bao gồm tiền ký quỹ, mức lương là 19.273 đài tệ/tháng.
Thời hạn hợp đồng dành cho lao động ở hai lĩnh vực trên là 3 năm, nếu là hợp đồng bổ sung thì thời gian tối thiểu là 17 tháng. Người lao động được chủ sử dụng cấp chỗ ăn, ở miễn phí và chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay về nước.
"Trong thời gian đầu, hai bên thống nhất không đưa ồ ạt lao động đi mà thực hiện theo lộ trình, thận trọng, điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế", đại diện Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết.
Từ năm 1999, Việt Nam đã bắt đầu đưa lao động sang Đài Loan làm việc, 80% trong số đó là giúp việc gia đình. Năm 2005, do tỷ lệ lao động Việt Nam sang Đài Loan bỏ trốn nhiều nên thị trường này đã dừng tiếp nhận lao động làm việc trong lĩnh vực đánh bắt cá gần bờ và chăm sóc người bệnh, giúp việc gia đình. Hiện nay, có trên 7.000 lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động Đài Loan gia hạn hợp đồng, làm việc ở nước này, chủ yếu là giúp việc.
Để ngăn chặn lao động Việt Nam tại Đài Loan bỏ hợp đồng ra ngoài, tránh lặp lại "vết xe đổ" của 10 năm trước, Cục quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam phải phối hợp chặt với công ty môi giới Đài Loan và người sử dụng lao động để quản lý, đặc biệt là người sắp hết hạn hợp đồng. Các doanh nghiệp phối hợp với đối tác và thông qua gia đình người lao động để liên hệ, vận động người lao động đã bỏ hợp đồng đang cư trú bất hợp pháp tại Đài Loan tự nguyện đăng ký về nước.
Cơ quan quản lý nhà nước cũng xử lý nghiêm những doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định như xử phạt vi phạm hành chính, tạm dừng hoạt động đưa lao động đi làm việc tại Đài Loan, đặc biệt đối với hành vi thu tiền cao hơn quy định và không kịp thời giải quyết các phát sinh, khiếu nại của người lao động. Năm 2014, Bộ Lao động đã cho tạm dừng hàng loạt công ty có lao động khiếu nại về phí, yêu cầu giải quyết và giải trình về nội dung khiếu nại.
Trong thời gian qua, tình trạng lao động bỏ trốn ở một số nước khiến việc hợp tác xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn. Ngoài Đài Loan mới mở cửa trở lại, Hàn Quốc cũng đang truy quét lao động bất hợp pháp ở nước này, trong đó có lao động Việt Nam. Những người bị bắt sẽ bị phạt, bị trục xuất về nước và cấm nhập cảnh Hàn Quốc trong thời hạn tối đa 10 năm.
Theo Xa lộ Pháp luật

Bài liên quan
EVNHCMC nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số
Chiều 14.11, tại Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2, ông Luân Quốc Hưng - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã trình bày tham luận “Phát triển lưới điện thông minh và thực hiện chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối điện và năng suất lao động tại EVNHCMC”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan tiếp nhận lao động Việt Nam sau 10 năm đóng cửa