Thời gian gần đây nhiều địa phương như TP.Long Xuyên, TP.Châu Đốc, các huyện Phú Tân, Châu Phú, Thoại Sơn… thuộc An Giang đang nở rộ phong trào nuôi chim yến trong nhà. Họ nuôi tự phát, không có định hướng, nên có thể dẫn đến rủi ro cho người nuôi và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của hàng xóm.

Dân nuôi yến tự phát, cơ quan quản lý lúng túng giải quyết

Khang Duy | 15/10/2019, 06:30

Thời gian gần đây nhiều địa phương như TP.Long Xuyên, TP.Châu Đốc, các huyện Phú Tân, Châu Phú, Thoại Sơn… thuộc An Giang đang nở rộ phong trào nuôi chim yến trong nhà. Họ nuôi tự phát, không có định hướng, nên có thể dẫn đến rủi ro cho người nuôi và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của hàng xóm.

Bị "tra tấn" và ô nhiễm

Theo số liệu thống kê từ Chi cục Thú y và chăn nuôi (Sở NN-PT-NT tỉnh An Giang), đến đầu năm 2019, tổng số nhàyến đã lên gần 600, tăng gấp đôi so với năm 2018. Đa số các hộ nuôi chim yến ở các địa phương mang tính tự phát bởi chủ trương của tỉnh chưa có quy hoạch vùng nuôi yến như ở Khánh Hòa.

Các hộ nuôi chim yến ở tỉnh An Giang chủ yếu trên lầu cao, nằm trong khu dân cư, nhà ởsan sát nhau nên gây phiền hàcho người khác về vệ sinh môi trường, tiếng ồn. Theo ghi nhận tại trung tâm TP.Long Xuyên, có rất nhiều hộ nuôi chim yến ở các phường trung tâm như Mỹ Phước, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới… đã khiến nhiều người xung quanhkhốn khổ.

Nhiều người sống gần các nhà nuôi chim yến cho biếttình trạng chủ nhà yến mở máy phát tiếng chim yến để dẫn dụ chúng về ở, làm tổlàm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, nhất là người già và trẻ nhỏ sống gần khu vực nuôi chim. Không chỉ vậy, phân và lông của chim yến rơi đầy mái nhà, sân thượng… làm ô nhiễm môi trường xung quanh khu dân cư.

Một điểm nuôi yến gần trường học và trạm xá khu vực P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên - Ảnh: Tô Văn

Bà Trần Thị Kim Liên (ngụ Mỹ Phước, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) bức xúc: “Phân chim đầy trên nóc nhà của tôi, đồ đạc tôi luôn phơi ở trong nhà không dám đem ra ngoài sân phơi vì sợ phân chim yến rơi dính. Hơn nữa chỗ nuôi yến gần trạm xá Mỹ Phước và trường học, tôi bước qua trạm xá khám bệnh mà nghe tiếng tiếng dẫn dụ chim yến đến nhức cả đầu.

Còn học sinh gần đó làm sao mà học được. Địa phương phải có cách chế tài, chứ kiểu này… Tụi tôi đều lớn tuổi, cán bộ hưu trí, cần một không gian im lặng chứ ngày nào cũng nghe tiếng kêu từ sáng đến tối ai mà chịu nổi”.

Ông Dương Văn Sáu (ngụ P.Mỹ Quý, TP.Long Xuyên) cho biết: “Ở gần chợ Mỹ Quý có mấy dãy nhà lầu, nhiều hộ kinh doanh buôn bán, sản xuất nhưng có mấy hộ nuôi chim yến trên tầng cao. Từ khi họ nuôi, chúng tôi rất khổ khi người già, trẻ nhỏ không thể nào nghỉ ngơi được vì tiếng chim yến từ máy phát ra loa lớn. Từ 6 giờ sáng đến đến 19 giờ tối mới tắt.

Người dân nhiều lần phản ánh, nhưng vẫn chưa có cơ quan nào xử lý. Các cơ sở nuôi yến vẫn tồn tại phát triển thêm như anh thấy đấy nhà yến trên đường Phạm CựLượng thấy đang xây dựng thêm không? Mong mỏi của người dân chúng tôi chính quyền nên chế tài để người dân khỏi bị “tra tấn” bởi âm thanh đinh tai nhức óc này. Còn khi có dịch cúm gia cầm phát tán mạnh, chính quyền có kịp trở tay không, sức khỏe của người dân như thế nào?”, ông Sáu bức xúc.

Có thể chế tài

Ông Trần Tiến Hiệp - Chi cục trưởng Chi cục Thú y và chăn nuôi tỉnh An Giangcho biết: “Nghề nuôi chim yến đang rất phát triển do mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi cũng như giúp phát triển nền kinh tế và xã hội. Nhưng hiện nghề nuôi chim yến trong nhà của người dân đang phát triển theo cách tự phát, không có định hướng, các địa phương chưa có quy hoạch cụ thể, do đó có thể dẫn đến rủi ro cho người nuôi và ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị”.

Nhà yến quy mô ngay khu dân cư P.Mỹ Thới - Ảnh: Tô Văn

Theo ông Hiệp, Thông tư 35 của Bộ NN-PT-NT cũng đang còn nhiều bất cập đối với công tác quản lý hoạt động này. Nhất là từ ngày 1.7.2016, Bộ NN-PT-NT có quyết định bãi bỏ điều 3 và điều 4 của Thông tư 35. “Đây là 2 điều rất quan trọng, trong đó điều 3 quy định về khai báo và quy định vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến. Điều 4 quy định về cường độ âm thanh và khoảng thời gian sử dụng âm thanh trong ngày để dẫn dụ chim yến”, ông Hiệp nói.

Cũng theo ông Hiệp, công tác quản lý cũng phát sinh một số khó khăn, phát triển nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh hiện nay như: chưa có văn bản hướng dẫn của Trung ương về lĩnh vực quản lý, xây dựng, đất đai, môi trường, kỹ thuật sản xuất, chế tài xử lý, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật… đối với nghề dẫn dụ và gây nuôi chim yến.

Nhà yến tự phát mọc ngay trung tâm TP.Long Xuyên khiến nhiều người dân bức xúc- Ảnh: Tô Văn

Trước mắt, việc chế tài rất khó thực hiện, còn về mặt xây dựng là địa phương quản lý. Thường là hộ dân xin phép xây dựng rồi mới qua là làm nhà yến. Còn việc cất nhà yến chưa có thủ tục, quy trình hướng dẫn cụ thể.

“Tuy nhiên, với trách nhiệm của Chi cục, chúng tôi chỉ có thể xử lý về lĩnh vực thú y, dịch bệnh, còn việc cho phép nuôi yến thuộc thẩm quyền của chính quyền các cấp. Về chuyên môn chúng tôi tăng cường kiểm tra các cơ sở nuôi yến về mặt thú y, yêu cầu họ cam kết đảm bảo các vấn đề liên quan tới thú y”, ông Hiệp thông tin.

Tô Văn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
34 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân nuôi yến tự phát, cơ quan quản lý lúng túng giải quyết