Thông tin về số dư nợ Chính phủ hiện chiếm 50,3% GDP đang khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến mức độ an toàn nợ công của Việt Nam hiện nay cũng như các giải pháp để nợ công không vượt trần dư nợ Quốc hội đề ra.

Đâu là lối thoát cho nợ công Việt Nam hiện nay?

Một Thế Giới | 10/03/2016, 16:45

Thông tin về số dư nợ Chính phủ hiện chiếm 50,3% GDP đang khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến mức độ an toàn nợ công của Việt Nam hiện nay cũng như các giải pháp để nợ công không vượt trần dư nợ Quốc hội đề ra.

Tại Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện Ngân sách Nhà nước năm 2015 của Bộ Tài chính tại phiên họp của UBTVQH vào ngày 7.3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết chỉ tiêu nợ Chính phủ vượt giới hạn cho phép (50% GDP). Vấn đề này đã khiến cho dư luận và Chính phủ lo ngại rằng nếu duy trì tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước và hạn mức cấp bảo lãnh chính phủ theo phương án hiện hành thì sẽ dẫn đến việc chỉ tiêu nợ công trên GDP vượt trần trong các năm 2016 - 2017. Và điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới mức độ an toàn của nợ công Việt Nam hiện tại và sau này.
Trao đổi vấn đề này với báo giới, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, vấn đề quan trọng nhất của quản lý nợ công hiện nay là kiểm soát độ an toàn của nợ công. Hầu hết các quốc gia đều đặt ra các chỉ tiêu giới hạn về trần nợ công để kiểm soát tính bền vững của nợ công. Do đó, việc giữ các chỉ tiêu nợ công trong mức trần cho phép là rất cần thiết. 
"Nếu giữ mức đầu tư như giai đoạn 2011 - 2015, duy trì tập trung đẩy mạnh đầu tư từ phía nhà nước và vẫn còn tâm lý dựa vào nhà nước thì áp lực huy động vốn cho đầu tư là rất lớn và việc nợ công vượt trần là có thể xảy ra, dẫn đến các rủi ro an toàn nợ công", ông Long nhận định.
Theo đó, để nợ công không vượt trần cho phép, ông Long chỉ ra các giải pháp cần thiết để hạn chế khả năng các chỉ tiêu nợ vượt trần:
Thứ nhất là về tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay các nguồn vốn từ các khoản nợ công, theo quy định của Luật NSNN và Luật Quản lý nợ công, toàn bộ vốn vay công được sử dụng trực tiếp cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Trước đó, để tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, ngày 14.2.2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg, trong đó, đưa ra nhiều giải pháp như rà soát xây dựng chính sách; quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh Chính phủ; tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay...
Thứ hai là về khả năng trả nợ của chủ thể đi vay và khả năng đáp ứng từ thị trường. Trong giai đoạn 2011-2015, chúng ta đã tập trung tăng huy động vốn vay rất lớn từ việc phát hành trái phiếu chính phủ trong nước cho đầu tư phát triển. Huy động vốn vay của Chính phủ năm 2015 đã tăng gấp đối với năm 2011. Trong đó huy động thông qua phát hành trái phiếu chính phủ trong nước năm 2015 tăng gần 3,5 lần. Đây là nguyên nhân dẫn đến nợ Chính phủ, nợ công tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua.
Thứ ba là về các giải pháp đảm bảo an toàn nợ công, giữ các chỉ tiêu nợ trong giới hạn trần cho phép. Để các chỉ tiêu nợ không vượt trần và đảm bảo các yếu tố cho an toàn nợ công thì cần thực hiện đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia phải được đặt lên hàng đầu. Kế hoạch đầu tư công trung hạn cần được xây dựng trong khả năng cân đối và đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa. Thu hẹp đầu tư của Nhà nước theo hướng tập trung vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ danh mục đầu tư công, siết chặt phạm vi, đối tượng và điều kiện cấp bảo lãnh của Chính phủ.
Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
24 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đâu là lối thoát cho nợ công Việt Nam hiện nay?