Theo tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng để định hướng theo từ trường, các loài chim di cư sử dụng dây mắt của dây thần kinh sinh ba (trigeminal neuralgia).

Dây thần kinh sinh ba giúp chim định hướng theo từ trường

13/08/2018, 17:21

Theo tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng để định hướng theo từ trường, các loài chim di cư sử dụng dây mắt của dây thần kinh sinh ba (trigeminal neuralgia).

Loài chim chích được các nhà khoa học Nga sử dụng khi nghiên cứu khẳng định vai trò của dây thần kinh sinh ba trong việc giúp chim di cư định hướng theo từ trường - Ảnh: Wikimedia Commons

Được biết, dây thần kinh sinh ba còn gọi là dây thần kinh V. Dây V chia 3 nhánh - dây tận là dây mắt (V1), dây hàm trên (V2), dây hàm dưới (V3). Nhờ dây mắt đó mà chim di cư nhận được thông tin về vị trí và do đó có thể hiểu được hướng nào cần thiết để di chuyển đến khu vực sinh sản hoặc trú đông.

Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng chim di cư biết cách định hướng với sự trợ giúp của sao trời, Mặt trời, mùi vị và từ trường Trái đất. Rùa, cá đuối, cá hồi và cá chình cũng biết định hướng theo từ trường Trái đất.

Tuy nhiên, đối với các nhà nghiên cứu, chim xác định vị trí của chúng trên bản đồ từ trường vẫn là một bí ẩn. Trước đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Oldenburg ở Đức đã chỉ ra rằng chính dây mắt thuộc dây thần kinh sinh ba truyền thông tin từ thụ quan từ trường đến não. Bây giờ, các nhà khoa học đã quyết định kiểm tra xem dây thần kinh này liên quan đến khả năng của chim định hướng trong từ trường như thế nào.

Thử nghiệm này bao gồm 49 con chim chích, loài chim làm tổ ở Baltic thường bay trú đông đến Tây Phi. Thử nghiệm diễn ra vào mùa xuân, khi chim tìm cách đến khu vực Bắc Âu. Loài chim được chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất là chim chích với dây mắt của dây thần kinh sinh ba bị “ngắt”, và nhóm thứ hai là những con chim bình thường.

Tất cả chim được đặt trong môi trường “thực tế từ trường ảo , mặc dù chúng đang ở trong vùng Kaliningrad (Nga), nhưng các thiết bị đặc biệt làm thay đổi từ trường như thể những con chim đang bay trên 1.000 km về phía Đông - thành phố Zvenigorod (thuộc tỉnh Moskva, Nga). Điều quan trọng là các mốc định hướng còn lại mà các con chim chích sử dụng (hoặc có thể sử dụng) như Mặt trời, các ngôi sao, cảnh quan, mùi v… vẫn không thay đổi.

Kết quả là những con chim bị tổn thương dây thần kinh sinh ba không thể nhận biết sự dịch chuyển từ trường - chúng vẫn bay nhảy trong lồng theo hướng Đông Bắc. Còn những con chim bình thường hành xử như thể chúng thực sự di chuyển đến các vùng ngoại ô Moskva và quay về phía Tây Bắc. Thực tế là để di cư, khi bị giam trong lồng, chim vẫn nhảy theo hướng mà nó sẽ bay khi được tự do.

Giáo sư Đại học St.Petersburg Nikita Tchernetsov giải thích rằng, những dữ liệu đó chứng minh thông tin được truyền qua dây thần kinh sinh ba và điều này là cần thiết để chim xác định được vị trí theo từ trường.

Các nghiên cứu này giúp kiểm tra cách thức và hướng di chuyển của các loài động vật khác nhau và do đó cho phép để bảo vệ chúng trong tất cả các môi trường sống, đặc biệt là các loài trong môi trường dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, nếu các nhà nghiên cứu có thể hiểu một cách chi tiết "la bàn” này thì trong tương lai có thể phát triển được thiết bị định vị hướng và vị trí theo từ trường mà không cần liên lạc với các vệ tinh.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
20 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dây thần kinh sinh ba giúp chim định hướng theo từ trường