Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) kiến nghị cần bán toàn bộ vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco, đồng thời đưa 2 doanh nghiệp này niêm yết trên sàn chứng khoán.

Đề nghị bán toàn bộ vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco

Phan Diệu | 11/05/2016, 12:56

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) kiến nghị cần bán toàn bộ vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco, đồng thời đưa 2 doanh nghiệp này niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ngày 10.5, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã có công văn gửi Bộ Công thương, Hội đồng quản trị Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) để kiến nghị việc hai doanh nghiệp này thực hiện niêm yết và thoái toàn bộ vốn nhà nước.

Theo VAFI, Sabeco và Habeco hiện còn có một số tồn tại lớn về công tác quản lý vốn nhà nước, khi mà Bộ Công thương đang đại diện tới gần 90% và 82% vốn điều lệ.Mặc dù trong đề án cổ phần hóa đều nói rõ việc cổ phần hóa gắn với việc niêm yết theo chủ trương của nhà nước nhưng 2 doanh nghiệp này đã nhiều lần tìm cách trốn tránh việc niêm yết.

VAFI đã nhiều lần thúc giục Bộ Công thương cũng như HĐQT của Sabeco và Habeco cần phải thực hiện niêm yết để cải thiện quản trị doanh nghiệp, đồng thời tạo hàng hóa có chất lượng để phát triển thị trường chứng khoán.

Trong khi đó, theo Quyết định 51 của Chính phủ quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước có quy định: “Đối với doanh nghiệp đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phối hợp, đôn đốc doanh nghiệp hoàn tất việc thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết trong thời hạn tối đa một năm kể từ ngày quyết định này có hiệu lực”.

Đối chiếu quy định trên và nhiều chủ trương chính sách trước đó, VAFI nói rằng những người quản lý vốn trực tiếp và gián tiếp tại Sabeco và Habeco đã không thực hiện chủ trương của Chính phủ, không hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao phó.

Chưa kể, việc trốn tránh niêm yết, cử người không đủ năng lực làm người quản lý vốn nhà nước sẽ làm yếu kém công tác quản trị doanh nghiệp và làm giảm giá trị doanh nghiệp, thậm chí đẩy doanh nghiệp vào tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ.

Theo VAFI, cách đây hơn 10 năm, Sabeco là doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với Vinamilk, lợi nhuận Sabeco cao gần gấp đôi Vinamilk. Thế nhưnghiện naylợi nhuận Vinamilk đã cao gần gấp ba lần Sabeco. Dù tiềm năng rất lớn, nhưng sau 8 năm cổ phần hóa, Sabeco và Habeco lại tăng trưởng rất chậm.

Do đó, Bộ Công thương cần nhanh chóng đề nghị Chính phủ cho phép bán toàn bộ vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco theo hình thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch chứng khoán. Đấu giá toàn bộ cổ phần nhà nước tại 1 lần đấu giá nhằm gia tăng tối đa giá trị tại Sabeco và Habeco. Không áp dụng việc mua bán thỏa thuận nhằm tránh tiêu cực, đồng thời tạo sân chơi cho nhiều nhà đầu tư lớn tham gia cạnh tranh giá.

Ước tính, số tiền thu được từ việc thoái vốn Sabeco và Habeco trên 3 tỉ USD.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
2 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề nghị bán toàn bộ vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco