Hiện cả nước có 251 người mắc COVID-19, nhưng đã có 165 người bình phục, 25 người âm tính lần 1, 17 người âm tính lần 2, chỉ còn 83 người dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và không có trường hợp nào tử vong.

Đến 18g hôm nay: Cả nước chỉ còn 83 người dương tính với COVID-19

Hồ Quang | 08/04/2020, 19:36

Hiện cả nước có 251 người mắc COVID-19, nhưng đã có 165 người bình phục, 25 người âm tính lần 1, 17 người âm tính lần 2, chỉ còn 83 người dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và không có trường hợp nào tử vong.

TP.HCM: Nhiều bệnh nhân tại ổ dịch bar Buddha được xuất viện

Mỗi ngày hơn 400 hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất được xét nghiệm COVID-19

Bệnh nhân 91 có chuyển biến nhưng vẫn còn nguy kịch

TP.HCM lên phương án có 200 đến 500 người nhiễm COVID-19 cùng lúc

TP.HCM có công cụ mới để quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19

Hầu hết bệnh viện ở TP.HCM đều lắp đặt máy nước sôi phục vụ bệnh nhân miễn phí

Kit chẩn đoán COVID-19 của Việt Nam đạt chất lượng, hiệu quả đến đâu?

Người chưa phát bệnh COVID-19 gần như không thể lây bệnh

Theo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính đến 18 giờ ngày hôm nay (8.4), cả nước có 251 người mắc COVID-19, trong đó đã có 126 người bình phục, chiếm 50%; còn lại 25 người âm tính lần 1, chiếm 10%; 17 người âm tính lần 2, chiếm 7%; chỉ có 83 người đang còn dương tính với vi rút SARS-CoV-2, chiếm 33%; đặc biệt không có trường hợp nào tử vong.

Số người cách ly theo dịch dịch bệnh COVID-19, đến thời điểm này, cả nước còn 73.626 người đang phải cách ly, trong đó có 509 người cách ly tập trung tại bệnh viện, chiếm 1%; 30.559 người cách lý tập trung tại các cơ sở, chiếm 41%; 43.558 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú, chiếm 58%.

Riêng trong ngày 8.4 có 4 bệnh nhân (bệnh nhân số 125, 126, 152 và 153) đã khỏi bệnh, đượcxuất viện đều là những bệnh nhân điều trị tại TP.HCM, trong đó có 1 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi và 3 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ

Bộ Y tế cho biết, trong ngày 8.4, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất phải kiên định với 5 nguyên tắc đã được thực hiện ngay từ những ngày đầu phòng chống dịch COVID-19 là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Đây là chiến lược không thay đổi, Việt Nam phải quyết liệt thực hiện, không được chủ quan, mất cảnh giác.

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhận định, đến giờ phút này, Việt Nam vẫn đang kiểm soát dịch bệnh theo kịch bản dự báo và tới đây sẽ xuất hiện thêm các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tất cả các ca này đều phải coi là ổ dịch tiềm năng (F0), cùng với việc xác định nguồn lây, quan trọng hơn là phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng các đối tượng F1, F2 và dập dịch.

Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” mở rộng đối tượng rà soát. Trước hết là người nước ngoài vào Việt Nam đang lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn chứ không chỉ ở các khu dân cư; cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam; những người Việt Nam làm việc trực tiếp với người nước ngoài từ các ổ dịch; những người nước ngoài vào Việt Nam du lịch tự do… Đồng thời cũng rà soát các đối tượng là những người Việt Nam từ nước ngoài về; những người đi đến hoặc đi qua vùng có ca nhiễm bệnh trong nước; những người có liên quan dịch tễ đến các ca bệnh; những người sống lang thang, liên quan đến tệ nạn xã hội.

Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức lại hệ thống trong bệnh viện, nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. Bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19.

Tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được coi là có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 (F1). Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì ê kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễm COVID-19. Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố kiểm tra nghiêm túc việc thực hiện tại các cơ sở y tế.

Trừ trường hợp bệnh nặng, cấp cứu, người dân cần liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn, đặt lịch hẹn khám trước… và thực hiện đầy đủ các quy định phòng bệnh của bệnh viện.

Ban Chỉ đạo cũng thống nhất nguyên tắc phải tăng cường bảo vệ cho các lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh không chỉ công an, y tế, quân đội mà cả thành viên Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tham gia phòng, chống dịch tại địa phương.

Hồ Quang
Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến 18g hôm nay: Cả nước chỉ còn 83 người dương tính với COVID-19