Mỗi vùng trên cơ thể có đặc điểm khác nhau vì vậy nguyên nhân dẫn đến việc tích mỡ cũng không tương đồng.
Khi nhắc đến lộ trình giảm mỡ, hầu như mọi người nghĩ ngay đến các phương pháp khác nhau nhưng ít ai tìm hiểu về những bộ phận nào trên cơ thể tích mỡ. Chính vì thế, phái đẹp không thể biết nguyên nhân gây tăng cân và từ đó đi lệch hướng giảm cân thế nào sao cho hiệu quả. Vì thế, để giảm mỡ hiệu quả, phái đẹp cần có sự hiểu biết tất cả các bộ phận cơ thể. Sau đây là những điểm cơ thể mà phái đẹp cần lưu ý khi đang trong chế độ giảm cân.
Bụng
Nguyên nhân là do kết quả tích tụ của việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường và carbohydrate tinh chế. Béo bụng cũng phản ánh các chất béo tích tụ xung quanh các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.
Béo bụng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường loại 2, cao huyết áp, chứng ngưng thở khi ngủ, triglyceride cao. Bạn nên tránh thực phẩm chứa insulin như đường, bánh mì trắng, mì ống...
Hông, đùi
Đây lại là khu vực phụ nữ dễ tích tụ mỡ hơn nam giới. Các chất béo dư thừa ở vùng này không gây hại của sức khỏe như béo bụng vì chúng nằm ngay dưới da. Ngoài ra, những người có thân hình quả lê cũng thường bị béo vùng hông, đùi.
Mỡ tích tụ ở vùng hông, đùi cũng là kết quả của nồng độ estrogen cao quá mức trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên tránh tiêu thụ các thực phẩm kích thích estrogen như chất dẻo, các sản phẩm đậu nành, sữa, cà phê...
Mông
Mỡ mông thường gặp đối với phái đẹp có dáng cơ thể hình quả lê. Những người thuộc thể trạng này thường phải gánh nhiều chất béo ở vòng ba hơn hẳn người bình thường. Các cô gái rất yêu chuộng một vòng 3 nở nang để có thể diện những bộ bikini gợi cảm.
Tuy nhiên, mông tích nhiều mỡ thừa và chảy xệ lại khiến chủ nhân không cảm thấy thoải mái khi vận động. Mỡ thừa ở mông cũng là một trong những nguyên nhân gây rạn da hay da sần vỏ cảm gây mất thẩm mỹ cho dáng vóc.
Bắp chân
Không chỉ có đùi tích lũy mỡ, bắp chân cũng là một trong những bộ phận cần được chú ý. Đôi chân trở nên nặng nề, mệt mỏi khi bạn đi lại và hoạt động cả ngày nên dễ phát sinh hiện tượng sưng phù. Lúc này chất béo có xu hướng tích tụ ở đây.
Cánh tay
Thực chất, cánh tay là nơi ít bị tích mỡ nhất, tại đây có khá ít tế bào mỡ. Chỉ khi bạn đã tăng cân quá mức, mỡ đã tích tụ ở khắp các vùng khác trên cơ thể tới mức quá tải thì mới bắt đầu tích tụ ở cánh tay.
Hàm lượng testosterone thấp và insulin dư thừa cũng gây tích tụ chất béo ở cánh tay. Ăn bơ, dầu cá hồi có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này, đồng thời tránh ăn thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa.
Lưng
Những người có vùng mỡ thừa ở sau lưng thường là do yếu tố di truyền, hoặc do mặc quần áo quá chật. Đặc biệt là khi bạn thường xuyên mặc áo ngực quá chật, điều này sẽ làm ngăn cản sự lưu thông máu và khiến cơ phát triển không đồng đều, từ đó mỡ thừa tích trữ nhiều hơn sau lưng.
Mỡ ở lưng là kết quả của nồng độ insulin cao và nồng độ thyroxine thấp, một hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và đốt cháy calo của cơ thể. Bạn có thể đốt cháy mỡ lưng bằng cách tiêu thụ sò biển, hải sản, các loại rau lá xanh đậm như rau cải xoăn, rau bina...
Thiên Kim (t/h)