Búm mắm, bún đậu mắm tôm, bún giả cầy... dù là món ăn 'nặng mùi' nhưng lại rất hấp dẫn thực khách.

Điểm mặt 6 món bún Việt ‘nặng mùi’ nhưng vạn người mê

21/05/2017, 20:30

Búm mắm, bún đậu mắm tôm, bún giả cầy... dù là món ăn 'nặng mùi' nhưng lại rất hấp dẫn thực khách.

1.Bún đậu mắm tôm

Món ăn dân dã này nổi tiếng khắp 3 miền đất nước với các nguyên liệu, cách chế biến đơn giản nhưng lại có một hương vị đặc trưng mê hoặc thực khách. Có lẽ bởi vậy mà bún đậu mắm tôm ở đâu cũng vẫn là món ăn được nhiều người thích thú và chưa bao giờ hết "chán".

Món ăn gồm bún, đậu rán giòn, rau thơm, kinh giới, có nơi ăn kèm thịt luộc, chả cốm... và không thể thiếu được bát mắm tôm dậy mùi được pha cùng chanh ớt. Đơn giả là vậy nhưng để hút được khách chính là cách pha chế mắm tôm. Chất lượng của mắm tôm quyết định rất lớn tới sự thành công của món ăn. Sau khi vắt quất và đảo đều lên, người ăn sẽ rất ấn tượng với mùi thơm đặc trưng và vị cay quyện cùng vị ngọt mặn của mắm.

2. Bún giả cầy

Ăn kèm với giả cày phải là bún lá ép thành miếng nhỏ và rau húng vịt (hay còn gọi là húng chó). Ảnh: Emdep

Nguyên liệu chính làm bún giả cầy là chân giò lợn, bao gồm cả phần thịt chân giò và phần móng giò. Móng được làm sạch lông rồi thui trên lửa đến khi đạt độ vàng sậm màu cánh gián rồi mang rửa lại, chặt thành miếng kích thước cỡ hai ngón tay. Thịt chân giò cũng thái miếng to hơn quân cờ một chút rồi cho tất cả vào nồi ướp cùng với các loại giềng mẻ, mắm tôm, cho thêm măng chua ninh đến khi sền sệt.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận miếng thịt vàng ươm đượm mùi lửa, mùi bì cháy thơm quyện lẫn trong mùi riềng mẻ, chua chua của măng rất kích thích vị giác. Giả cầy ăn cùng với bún, nước sóng sánh dậy mùi thơm của riềng mẻ và hương vị mắm tôm, là món ăn được dân văn phòng rất thích.

3. Bún riêu

Bát bún riêu cua như một bức tranh sặc sỡ sắc màu. Ảnh: I.T

Bún riêu với các nguyên liệu như cua đồng xay lọc lấy nước rồi nấu làm nước dùng, ăn cùng bún và một số nguyên liệu như cà chua, đậu phụ rán, thịt luộc, thịt bò... Đây là món ăn nổi tiếng của miền Bắc với hương vị đặc trưng của cua đồng, vị chua thanh thanh của cà chua, dấm bỗng... và không thể thiếu chút mắm tôm cho dậy mùi.

Bát bún riêu cua được dọn ra khiến người thưởng thức khó mà kìm lòng bởi những sợi bún mềm, gạch cua đóng váng, chút giòn tan của hành phi cùng các loại rau sống.

4. Bún bò Huế

Ngoài vị ngọt của xương, nước dùng của món bún nổi tiếng đất cố đô còn có vị cay của ớt, thơm của sả, đậm đà của mắm ruốc.

Bún hến

Thành phần hương vị tinh tế với rau thân chuối xắt nhỏ, hoa chuối xắt mỏng, rau diếp, hạt mè, đậu phộng chiên, da heo chiên, bún, hến... Một tô bún hến Huế vừa đủ ăn mà không quá no, rất thích hợp với ăn chơi lúc xế chiều. Ngoài những con hến bé bằng đầu ngón tay út đặc trưng của đất kinh kỳ (Huế), món ăn này còn hút thực khách với hương thơm của mắm ruốc ăn kèm.

Bún mắm

Bún mắm với hương vị mắm cá đặc trưng của ẩm thực miền Tây. Ảnh: Foody

Bún mắm từ lâu được xem là đặc sản của Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu... Trong món bún đặc sản miền Tây Nam bộ, nước lèo được nấu từ mắm cá linh và mắm cá sặc nên có mùi rất đặc trưng.

Theo Dân Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm mặt 6 món bún Việt ‘nặng mùi’ nhưng vạn người mê