Hàn Quốc được dự báo sẽ trở thành nước siêu già vào năm 2025 vì giới trẻ ngày càng ngại kết hôn và sinh con.

Điều gì khiến người trẻ Hàn Quốc ngại kết hôn và sinh con?

Đan Thuỳ (Tổng hợp) | 26/03/2021, 12:55

Hàn Quốc được dự báo sẽ trở thành nước siêu già vào năm 2025 vì giới trẻ ngày càng ngại kết hôn và sinh con.

Báo cáo do Cục Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 25.3 cho thấy hơn 50% công dân ở độ tuổi 10-20 có quan điểm “không nhất thiết phải đẻ”, theo Korea Herald. Điều này khiến vấn đề tỷ lệ sinh ở xứ sở kim chi, vốn đang trên đà giảm sút càng thêm nghiêm trọng.

Tính đến năm 2020, 32% người trẻ từ 13 tuổi trở lên khẳng định không nhất thiết phải có con sau khi kết hôn, tăng gần 2% so với 2 năm trước. Ngoài ra, nghiên cứu trên còn cho thấy 39,4% thanh thiếu niên và 47,5% người ở độ tuổi 20 nghĩ rằng cần có con sau khi lập gia đình. Tỷ lệ này có xu hướng giảm so với năm 2018, lần lượt là 7% và 4%.

4aceefc32380cade9391.jpg
Giới trẻ Hàn Quốc ngày càng lười lập gia đình và sinh con - Ảnh: Internet

Thực tế, Hàn Quốc đang đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm liên tục do người trẻ trì hoãn kết hôn, không muốn cưới hay có con trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài.

Mức độ cạnh tranh trong xã hội Hàn Quốc hiện đại quá cao, tỷ lệ thất nghiệp bùng nổ khiến giới trẻ gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Vì vậy, nhiều người đã xác định việc xây dựng sự nghiệp là con đường phải tập trung đầu tư trước tiên, gây ra áp lực về công việc. Gánh nặng tài chính như việc tổ chức hôn lễ, sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chi phí sinh hoạt đắt đỏ... cũng khiến họ e ngại mỗi khi nghĩ tới chuyện lập gia đình.

Dữ liệu do đơn vị này cung cấp cũng cho thấy tỷ lệ người trên 65 tuổi ở xứ kim chi chiếm 15,7% tổng dân số, tăng 14,9% so với năm 2019.

Trước tốc độ già hóa nhanh chóng, nước này được dự báo sẽ trở thành một xã hội siêu già vào năm 2025, với tỷ lệ người cao tuổi chạm mốc 20% tổng dân số. Trước đó, nước này đã bước vào xã hội già hóa từ năm 2017.

1-1525851890018923871248.jpg

Để đảo ngược xu hướng này, Chính phủ Hàn Quốc mỗi năm chi hàng tỷ USD cho các chính sách khuyến khích sinh đẻ như hỗ trợ tài chính cho phụ nữ nghỉ việc để chăm sóc con nhỏ, miễn học phí nhà trẻ và mẫu giáo, đào tạo giáo viên mầm non…

Tuy nhiên, những nỗ lực này hầu như chưa mang lại thành công trong việc cải thiện tỷ lệ sinh. Các cuộc khảo sát cho thấy có nhiều nhân tố khiến người Hàn Quốc không muốn sinh con, như giá nhà tăng cao, việc làm không ổn định…

Bên cạnh đó, những quan điểm truyền thống mang nặng tính áp đặt lên phụ nữ Hàn Quốc cũng đã khiến họ trở nên thờ ơ với việc lập gia đình và sinh con đẻ cái.

Mới đây, một làn sóng giận dữ trong dân chúng lan rộng khắp thủ đô Seoul khi thành phố thực hiện chương trìng truyền thông dành cho các bà mẹ trẻ về việc sinh nở, trong đó có cả lời khuyên về việc những thai phụ sắp sinh con cần phải biết làm hài lòng các ông chồng bằng những công việc bếp núc.

Chính những quan niệm mang nặng định kiến giới như thế này đã và đang khiến nhiều phụ nữ xứ sở Kim Chi chọn cách trì hoãn việc có con.

Chỉ vài ngày sau đó, tài liệu truyền thông được phát hành bởi Trung tâm thông tin dành cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thành phố Seoul đã phải gỡ bỏ khỏi trang web nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của cư dân mạng. Tuy nhiên, hành động "chữa cháy" này không hề làm xóa nhòa sự bất công từ lâu nay đối với phụ nữ ở Hàn Quốc, một trong những nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới.

Các chuyên gia xã hội học cho rằng, áp lực phải gìn giữ và thực hiện những vai trò giới truyền thống là nguyên nhân chính khiến ngày càng nhiều phụ nữ Hàn Quốc trì hoãn hoặc né tránh việc kết hôn cũng như duy trì cuộc sống gia đình. Đối với họ, lấy chồng đồng nghĩa với một tương lai u tối. Sợ không còn phát triển được bản thân, sợ thành nạn nhân của bạo hành gia đình.

kids-03h-4951-1588861593.jpg
Khi lập gia đình, rất nhiều áp lực đè nặng lên phụ nữ Hàn Quốc - Ảnh: Internet

Ở Hàn Quốc, phụ nữ khi chưa kết hôn có rất nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân, nhưng mọi thứ có thể đóng sập lại ngay sau khi họ lập gia đình. Đàn ông Hàn Quốc gần như không bao giờ tham gia vào việc nội trợ, chăm sóc con cái mà mặc định đó là nghĩa vụ của người vợ.

Trong một bài viết vào năm 2018, lý giải tại sao phụ nữ Hàn nói không với lấy chồng, sinh con, CNN phỏng vấn một cô gái tên Jan Yun Hwa. Cô này trả lời rằng không chỉ nói không với hôn nhân mà còn không muốn yêu đương. Cô lo ngại nguy cơ bị người yêu tung cảnh nóng để trả thù và nạn bạo hành gia đình. Khi được hỏi về cách nhìn của đàn ông với phụ nữ ở Hàn Quốc, Yun Hwa mô tả bằng hai từ "nô lệ".

Bài liên quan
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol
Nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), ngày 16.11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều gì khiến người trẻ Hàn Quốc ngại kết hôn và sinh con?