Các cặp vợ chồng hạnh phúc có đủ những đặc điểm tương đồng với nhau để tránh những mâu thuẫn không thể giải quyết. Tuy nhiên, họ vẫn đủ khác biệt để có ảnh hưởng lẫn nhau, để kích thích sự sáng tạo và khả năng phát triển của họ,...
Luôn tin tưởng nhau
Không một mối quan hệ nào có thể sống sót mà không dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và sự ngưỡng mộ.Các cặp đôi hạnh phúc không giám sát lẫn nhau. Ngay cả khi họ không đồng ý họ vẫn tôn trọng quan điểm của nhau, ngay cả khi họ không ủng hộ những dự án/dự định cá nhân của người còn lại họ vẫn hỗ trợ anh ấy/cô ấy về mặt tinh thần và tài chính trong việc thực hiện dự án đó.
Một tình bạn thực sự
Cơ sở nền tảng của các cặp đôi hạnh phúc lâu dài, trái với niềm tin phổ biến, không phải là niềm đam mê, mà là tình yêu và tình bạn, là cảm giác dựa trên những hiểu biết thực sự về người kia chứ không phải là cường độ của cảm xúc.Sự say mê có thể là yếu tố ban đầu khi mới yêu nhưng dần dần nó sẽ chuyển thành một tình yêu trầm lặng và ổn định hơn.
Khi được phỏng vấn bởi nhà tâm lý học về bí quyết để giữ gìn tình yêu bền vững, câu trả lời chủ yếu của những người trong các cặp đôi hạnh phúc thường là: “Tôi chưa bao giờ cố gắng thay đổi người yêu/một nửa của tôi.”
Có những sở thích chung
Chẳng có vấn đề gì nếu anh ấy thích bóng bầu dục trong khi bạn say mê vẽ và bạn cũng không nên lo lắng nếu điều bạn thấy buồn tẻ lại là thứ cuốn hút chàng.
Nhưng tiến sĩ Goulston nhắc nhở chúng ta rằng niềm đam mê ban đầu của đôi lứa không kéo dài mãi mãi, vì vậy bạn cần đảm bảo có điều gì đó đằng sau mối quan hệ.
Nếu các sở thích chung không có, các đôi hạnh phúc sẽ gây dựng lên. Đừng làm giảm thiểu tầm quan trọng của các hoạt động cả hai cùng thích và có thể cùng làm với nhau. Tương tự, hãy đảm bảo nuôi dưỡng những sở thích của riêng bạn, điều này sẽ giúp bạn thêm thú vị và tránh việc trở nên quá phụ thuộc.
Chú ý vào điều bạn đời đúng chứ không phải những thứ họ làm sai
Hãy khen ngợi "nửa kia" khi họ xứng đáng và cố gắng đừng chỉ bới lông tìm vết xem họ đã làm sai điều gì. "Chắc chắn bạn có thể luôn tìm thấy lỗi của bạn đời nếu cố kiếm tìm", tiến sĩ Goulston nói.
Tôn trọng sự khác biệt
Nếu cả hai bạn đều có những điểm tương đồng, thích những thứ giống nhau sẽ là một điều thật thú vị để cùng tận hưởng. Nhưng vấn đề sẽ xảy ra khi hai người có nhiều quan điểm, suy nghĩ khác biệt nhau từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn.
Tập tha thứ và quên
Hôn nhân không bao giờ tròn trịa, chắc chắn sẽ có những lúc một trong hai người phạm phải sai lầm và nếu không học cách tha thứ sẽ rất khó để giữ gìn hạnh phúc. Tìm hiểu người kia, suy nghĩ kỹtrước khi nói để không nói bất cứ điều gì khiến bạn phải hối tiếc sau này. Đừng tạo ra cái bẫy chết người trong hôn nhân bằng những lời nói dối.
Ngoài ra, khi bạn đời có sai lầm, hãy nói chuyện thẳng thắn, tha thứ và quên đi. Đừng bao giờ im lặng để rồi vượt qua sức chịu đựng, cũng đừng bao giờ nói bỏ qua nhưng đay nghiến mãi về chuyện ấy.
Không hơn thua về công việc nhà
Các cặp vợ chồng hạnh phúc không để ý, tính toán những gì mình làm còn người kia thì không. Họ có thể chấp nhận sự phân chia không đều về tiền bạc, việc nhà, chăm sóc con cái,...Khi một cặp vợ chồng cảm thấy bất bình về việc ai sẽ rửa bát, ai thay bỉm cho con, họ dường như sẽ phải đối mặt với rắc rối.
Tiến sĩ Carolyn Perla, sau khi theo dõi các vấn đề gia đình ở khu vực Manhattan, cho rằng: Phần lớn các cặp vợ chồng đều nghĩ rằng họ nên chia sẻ cho mối quan hệ là50-50. Tuy nhiên, trên thực tế, tốt hơn là mỗi người nên đóng góp 150% sức lực của mình. Hầu hết các cặp vợ chồng hạnh phúc đều tự nguyện làm những gì mà họ có thể.
Không quên ôm nhau
Tiến sĩGoulston đề xuất chúng ta hãy ôm bạn đời của mình mỗi ngày (nếu hoàn cảnh cho phép). Làn da của chúng ta có một bộ nhớ cho những "đụng chạm tốt" (khi được yêu) và "đụng chạm xấu" (khi bị bạo hành) và "không đụng chạm" (khi bị phớt lờ). Những đôi nói chào nhau với một cái ôm giúp da họ được đắm mình trong "đụng chạm tốt" - điều có thể giúp tinh thần của bạn chống lại những kẻ thù giấu mặt khác.
Tôn trọng không gian và nhu cầu của nhau
Tất cả chúng ta đều cần có thời gian cho riêng mình, cho những sở thích, đam mê cá nhân. Vì thế, đừng quá khắt khe hay bày tỏ thái độ chê bai không gian và nhu cầu riêng của bạn đời.
Trung thực nói ra điều mình muốn và lắng nghe nhau. Đôi bên cần tạo điều kiện cho nhau có được chút thời gian làm việc mình thích. Khi hoạt động, sở thích, đam mê cá nhân được phần nào ủng hộ, họ sẽ tự thấy hạnh phúc hơn trong ngôi nhà của mình.
Không ghen tuông mù quáng và không giữ mối hận thù giữa hai vợ chồng
Ghen bắt nguồn từ sự bất an và thiếu tin tưởng. Khi bạn ghen tuông một cách mù quáng, thiếu cơ sở, bạn sẽ chỉ tạo cho người còn lại sự ức chế và bực bội. Việc giữ những hận thù trong lòng làm khổ chính mình và người bạn đời. Hãy nhẹ lòng hơn để sống hạnh phúc hơn.
Dành ra 10 phút
Cuộc hẹn hò trong đêm vào mỗi tuần là cách hay nhất để kết nối vợ chồng, nhưng đôi khi bạn chỉ cần vài phút. Orbuch gọi đó là “Quy tắc 10 phút”: 10 phút mỗi ngày để nói về mọi thứ, trừ con cái, trách nhiệm với gia đình và việc nhà. Trong nghiên cứu của bà, 98% các cặp vợ chồng hạnh phúc nói rằng họ hiểu rõ người bạn đời của mình. Để biết rõ suy nghĩ của người bạn đời không nhất thiết phải thực hiện một cuộc trò chuyện lớn. Bất cứ việc gì giúp bạn khám phá ra điều mới đều giúp bạn gần gũi nhau hơn.
Lên giường cùng nhau
Điều này không có nghĩa là hai bạn làm "chuyện ấy" mỗi đêm mà là cùng đi ngủ vào một thời điểm. Tiến sĩ Goulston cho rằng "những đôi hạnh phúc biết cưỡng lại sự cám dỗ của việc lên giường vào những thời điểm khác nhau" ngay cả khi sự khác biệt này chỉ là một khoảng thời gian ngắn. Chẳng có gì giúp vợ chồng gắn kết hơn những lời thủ thỉ và cái ôm dịu dàng vào giờ đi ngủ.
Lam An (t/h)