Cuộc sống tại thủ đô Triều Tiên trở nên khó khăn bởi hàng loạt biện pháp phòng dịch có phần quá cứng rắn.

Do chống chọi COVID-19, cuộc sống ở Bình Nhưỡng rất khó khăn

Cẩm Bình | 02/04/2021, 10:06

Cuộc sống tại thủ đô Triều Tiên trở nên khó khăn bởi hàng loạt biện pháp phòng dịch có phần quá cứng rắn.

Dù chưa thông báo ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào, nhưng quốc gia Đông Bắc Á này lại áp đặt nhiều biện pháp quyết liệt như đóng cửa biên giới, tạm ngừng hoạt động du lịch quốc tế, hạn chế đi lại một số thành phố, tăng cường cách ly người nhập cảnh lẫn người dân ở khu vực biên giới…

Trong bài đăng Facebook ngày 1.4, Đại sứ quán Nga cho biết các nhân viên ngoại giao đang rời khỏi Bình Nhưỡng. Hiện chỉ còn không tới 300 người nước ngoài ở lại thành phố này.

“Không phải ai cũng chịu được loạt quy định hạn chế khắc nghiệt chưa từng có, tình trạng thiếu hụt nhu yếu phẩm, đặc biệt là thuốc men, cũng như thiếu điều kiện giải quyết vấn đề sức khỏe”, theo Đại sứ quán Nga.

north-korea-daily-life-46704-jpg-1613110581.jpg
Triều Tiên duy trì loạt biện pháp phòng dịch cứng rắn suốt hơn 1 năm - Ảnh: AP

Tháng trước, báo cáo viên về tình hình nhân quyền tại Triều Tiên của Liên Hợp Quốc cũng khuyến cáo biện pháp phòng dịch cứng rắn đã gây ra khó khăn kinh tế nghiêm trọng. Nước này vốn đang phải đối mặt với sự trừng phạt quốc tế vì chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, an ninh lương thực bị đe dọa do thiên tai làm mất mùa.

Vào tháng 2 vừa rồi từng có 8 nhà ngoại giao Nga cùng người thân (nhỏ nhất là một bé gái 3 tuổi) rời Triều Tiên bằng xe goòng chạy trên đường sắt. Đoạn phim ghi lại cảnh họ tự đẩy xe chất đầy hành lý và phụ nữ ngồi trên, đi qua biên giới để về nước gây xôn xao dư luận.

Cuối năm 2020, nhà lãnh đạo Kim Jong-un bất ngờ lên tiếng xin lỗi người dân Triều Tiên vì không thực hiện được lời hứa cải thiện kinh tế. Tuy nhiên ông ta khẳng định phòng dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu.

Bài liên quan
Tìm thấy mảnh vỡ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên tại Ukraine
Trong báo cáo vừa trình lên một ủy ban thuộc Hội đồng Bảo an, đội ngũ giám sát viên trừng phạt của Liên Hợp Quốc xác định mảnh vỡ tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv (Ukraine) ngày 2.1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của CHDCND Triều Tiên.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Do chống chọi COVID-19, cuộc sống ở Bình Nhưỡng rất khó khăn