Ở khu Anza Vista thuộc San Franciso, mọi người đều biết cụ Vicha Ratanapakdee. Những lần đi dạo buổi sáng của người đàn ông 84 tuổi gốc Thái là cảnh tượng thân thiện và rất đỗi quen thuộc.

Người gốc Á tại Mỹ sống giữa làn sóng kỳ thị

Cẩm Bình | 29/03/2021, 15:17

Ở khu Anza Vista thuộc San Franciso, mọi người đều biết cụ Vicha Ratanapakdee. Những lần đi dạo buổi sáng của người đàn ông 84 tuổi gốc Thái là cảnh tượng thân thiện và rất đỗi quen thuộc.

Nhưng trong lần đi dạo ngày 28.1, cụ bị tấn công vô cớ. Máy quay an ninh cho thấy hung thủ đẩy ngã ông Ratanapakdee rất thô bạo.

Cụ qua đời tại bệnh viện 2 ngày sau đó. Kẻ thủ ác 19 tuổi bị khởi tố tội giết người.

Đây chỉ là một phần của câu chuyện về tình trạng bạo lực nhắm vào cộng đồng người gốc Á tại Mỹ ngày càng tăng thời gian qua – vấn đề trở thành tâm điểm chú ý toàn quốc sau vụ tấn công loạt tiệm mát xa ở Atlanta làm 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng.

Với bà Monthanus - con gái cụ Vicha Ratanapakdee - kỳ thị là hiện thực không thể chối bỏ: “Tôi đều cảm thấy khủng khiếp mỗi lần xem lại cảnh cha tôi bị đẩy ngã. Cảnh này thúc giục tôi phải đứng lên, kêu gọi cộng đồng gốc Á đừng cứ im lặng mãi”.

skynews-asian-hate-crime_5321025.jpg
Bà Monthanus - con gái cụ Vicha Ratanapakdee - kêu gọi cộng đồng gốc Á lên tiếng phản đối kỳ thị - Ảnh: Sky News

San Francisco có khu Chinatown lâu đời nhất nước Mỹ. Trong bối cảnh số vụ tấn công thân thể, nhục mạ cùng hành vi vẽ bậy, phá hoại gia tăng, người dân địa phương đã tự nguyện tổ chức tuần tra nhằm đảm bảo an toàn.

Sĩ quan tình báo Leanna Louie thành lập nhóm United Peace Corps tuần tra khu Chinatown mỗi tối. Cô cho biết: “Thông thường người gốc Á không lên tiếng. Tuy nhiên ngày càng nhiều người nói rằng không thể giữ im lặng nữa. Tôi rất vui khi góp phần “đánh thức” họ”.

Giống như nhiều người, Louie đổ lỗi cho cựu Tổng thống Donald Trump do ông thường xuyên dùng từ ngữ mang tính phân biệt khi chỉ trích Trung Quốc về dịch bệnh COVID-19.

“Khi bạn là nhân vật lãnh đạo, những gì bạn nói mang ý nghĩa quan trọng. Bây giờ không chỉ người gốc Trung bị tấn công mà người gốc Philippines, Campuchia, Việt Nam, Thái, Hàn đều bị. Mọi người đều bị tấn công và điều này thật sai trái”, Louie bức xúc.

Bị tấn công trên đường về công sở ở trung tâm San Francisco, trên mình Danny Yu Chang vẫn còn đầy vết bầm. Ông định rời California sau 20 năm sinh sống.

skynews-asian-hate-crime_5321024.jpg
Danny Yu Chang lúc bị tấn công - Ảnh: Sky News

“Người gốc Á ngại ra ngoài. Rất nhiều người đang chuyển khỏi California đến nơi khác của nước Mỹ. Thật đáng buồn, nơi đây không là San Francisco như trước nữa”, theo ông Chang.

Vấn đề thù ghét sắc tộc tại Mỹ không mới, nhưng tâm lý kỳ thị cộng đồng gốc Á lại hiếm khi được bàn luận.

Quảng trường Portsmouth bên trong khu Chinatown San Francisco treo đầy thông điệp kêu gọi đoàn kết – một động thái được hoan nghênh nhưng cộng đồng gốc Á muốn thấy hành động cụ thể thay vì lời nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người gốc Á tại Mỹ sống giữa làn sóng kỳ thị