Trong Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đã đề xuất về số thuế và thời gian gia hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh chịu tác động bởi dịch COVID-19.

Doanh nghiệp có thể được nộp thuế chậm 5 tháng do COVID-19

11/03/2020, 11:46

Trong Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đã đề xuất về số thuế và thời gian gia hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh chịu tác động bởi dịch COVID-19.

Các doanh nghiệp có thể được giãn thời gian nộp thuế tới 5 tháng - Ảnh: Internet

Các đối tượng được gia hạn nộp thuế là: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, dệt, sản xuất trang phục, sản xuất giày, dép, sản xuất sản phẩm từ cao su, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản xuất, lắp ráp ô tô (trừ sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ).

Việc gia hạn cũng áp dụng cho đối tượng kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, hàng không, kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống và hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được hưởng chính sách này.

Bộ Tài chính đề xuất thời gian gia hạn nộp thuế với những doanh nghiệp này lên tới 5 tháng. Cụ thể, Bộ Tài chính đề nghị gia hạn thời gian nộp thuế GTGT từ tháng 3 cho đến tháng 6, quý 1 và 2/2020 cho các doanh nghiệp, tổ chức kể trên đều được cộng thêm 5 tháng. Ví dự như thời hạn nộp thuế GTGT tháng 3.2020 chậm nhất là ngày 20.9.2020, tháng 4 chậm nhất là ngày 20.10.2020, tháng 5 chậm nhất là ngày 20.11.2020, tháng 6 chậm nhất là ngày 20.12.2020. Thời hạn nộp thuế GTGT quý 1/2020 chậm nhất là ngày 30.9.2020. Thời hạn nộp thuế GTGT quý 2/2020 chậm nhất là ngày 30.12.2020.

Đánh giá tác động của việc giãn nộp thuế GTGT, Bộ Tài chính cho biết việc gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT 5 tháng đối với số thuế GTGT phải nộp từ tháng 3 đến tháng 6.2020 (nộp thuế trong tháng 4 đến tháng 7) thì số thu ngân sách nhà nước (NSNN) của các tháng đó giảm khoảng khoảng 22.600 tỉ đồng.

Trong đó, số thuế GTGT giãn của doanh nghiệp theo ngành kinh tế là 11.700 tỉ đồng; số thuế GTGT giãn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là 10.900 tỉ đồng. Tuy nhiên, số thu NSNN của năm 2020 không giảm do doanh nghiệp phải thực hiện nộp vào NSNN trước ngày 31.12.2020.

Ngoài ra, khoảng 3.000 tỉ đồng thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm 2020 của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh cũng được gia hạn tới ngày 15.12.2020.

Bộ Tài chính cũng đề nghị gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất 5 tháng đối với tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu 2020. Dự kiến số tiền thuê đất được gia hạn khoảng 4.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, số thu của NSNN năm 2020 không giảm do doanh nghiệp hộ, cá nhân kinh doanh vẫn phải nộp vào ngân sách trước ngày 31.10.2020. Tuy chưa phải đóng ngay, các đối tượng nộp thuế vẫn phải kê khai, nộp tờ khai thuế theo quy định hiện hành.

Tuyết Nhung

Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp có thể được nộp thuế chậm 5 tháng do COVID-19