Công nghệ không tiếp xúc nhận được sự quan tâm đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan, mọi người nhận thức rõ nguy cơ nhiễm bệnh qua con đường tiếp xúc với bề mặt như tay nắm cửa hay nút bấm thang máy.

Doanh nghiệp Nhật Bản tập trung phát triển công nghệ không tiếp xúc để ngừa dịch bệnh

06/05/2020, 09:15

Công nghệ không tiếp xúc nhận được sự quan tâm đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan, mọi người nhận thức rõ nguy cơ nhiễm bệnh qua con đường tiếp xúc với bề mặt như tay nắm cửa hay nút bấm thang máy.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng SARS-CoV-2 tồn tại lâu trên các bề mặt khác nhau, đem lại nguy cơ lây lan cao - Ảnh: BBC

Là đơn vị sản xuất các loại máy xử lý tiền nhưng Công ty TNHH Glory lại bắt tay vào phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt có khả năng phân biệt cả người đeo khẩu trang.

Công nghệ mới nhờ đến trí tuệ nhân tạo quét phần không bị khẩu trang che (mắt, mũi, trán) rồi xác định danh tính, rất hữu ích cho việc kiểm soát người ra vào các văn phòng. Glory dự tính tung sản phẩm ra thị trường vào tháng 6 với giá bán lẻ đề xuất 20.600 USD/chiếc.

Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Công ty TNHH Glory - Ảnh: The Mainichi Shimbun

Trong khi đó, nhà sản xuất cảm biến Optex cho ra đời nút bấm kiểm soát CleanSwitch có triển vọng được sử dụng ở môi trường đòi hỏi điều kiệu vệ sinh tốt như bệnh viện, nhà máy chế biến thực phẩm,…

Hoạt động dựa trên sóng điện từ, tầm hoạt động 10 - 50cm, có thể nhận diện cả bàn tay đeo găng hay điều kiện ẩm ướt, CleanSwitch giúp đóng mở cửa không cần chạm. Optex đặc mục tiêu bán 3.000 sản phẩm với giá gần 620 USD/chiếc.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), con đường chính lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 là qua giọt bắn kích cỡ lớn từ người bệnh bay xa khoảng gần 1 mét rồi rơi xuống những bề mặt xung quanh. Do đó thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc cũng như hạn chế tiếp xúc đóng vai trò rất quan trọng trong phòng dịch.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Nhật Bản chạy đua giúp nông dân trồng lúa khi Trái đất nóng lên
Trên khắp Nhật Bản, nhiều biện pháp thích ứng khác nhau đang được thực hiện để giảm thiểu tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với cây lúa.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp Nhật Bản tập trung phát triển công nghệ không tiếp xúc để ngừa dịch bệnh