Để đáp ứng tốt quy định của Liên minh châu Âu về sản phẩm không gây phá rừng (EUDR) vừa có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần chuẩn bị kỹ lưỡng 5 vấn đề quan trọng.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần lưu ý gì trước quy định EUDR?

Tuyết Nhung 18:29 06/02/2025

Để đáp ứng tốt quy định của Liên minh châu Âu về sản phẩm không gây phá rừng (EUDR) vừa có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần chuẩn bị kỹ lưỡng 5 vấn đề quan trọng.

Quy định của Liên minh châu Âu về sản phẩm không gây phá rừng (European Union Deforestation Regulation – EUDR) có hiệu lực từ ngày 30.12.2024 sẽ tác động lớn đến ngành cà phê xuất khẩu, đặc biệt vào thị trường Bắc Âu gồm Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy.

8047c73e-b356-4fda-8b58-3e28eea94be0.jpeg
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 1,3 triệu tấn năm 2024, mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành cà phê Việt Nam năm 2025 - Ảnh: IT

Trước quy định EUDR, ngành cà phê Việt Nam đứng trước yêu cầu cấp thiết phải điều chỉnh để duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường Bắc Âu - nơi có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn bền vững. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để doanh nghiệp Việt khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, cơ quan thương vụ cho rằng, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng 5 vấn đề nhằm tiếp cận và duy trì thị phần trong khu vực này.

Một là, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Cụ thể, doanh nghiệp cần bảo đảm cà phê xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của EUDR, bao gồm: sản phẩm không gây phá rừng; tuân thủ luật pháp tại quốc gia sản xuất; chia sẻ thông tin vị trí địa lý cụ thể của vùng trồng cà phê.

Để đáp ứng yêu cầu này, các doanh nghiệp cần hợp tác với các hiệp hội nông dân và nhóm sản xuất để thu thập thông tin vị trí địa lý và hồ sơ truy xuất nguồn gốc; đầu tư vào công nghệ theo dõi chuỗi cung ứng, bảo đảm tính minh bạch và chính xác của dữ liệu.

Hai là, hợp tác với các tổ chức và tận dụng nguồn hỗ trợ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và khu vực đã có kinh nghiệm tuân thủ EUDR.

Theo đó, doanh nghiệp nên tham gia các sáng kiến như Rainforest Alliance, Fairtrade, 4C hoặc Enveritas để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững; kết nối với các tổ chức hỗ trợ tuân thủ như Global Traceability, Satelligence, hoặc Sourcetrace để tối ưu hóa quy trình; đồng thời, theo dõi các chương trình hỗ trợ của EU như Team Europe Initiative để tận dụng các công cụ và tài nguyên.

Ba là, tận dụng EUDR để tạo lợi thế cạnh tranh. Theo Cơ quan Thương vụ, sự chuẩn bị sớm và đầy đủ để tuân thủ EUDR không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường mà còn là yếu tố quan trọng để tạo dựng uy tín với khách hàng Bắc Âu.

Muốn vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu và chứng nhận chứng minh sự tuân thủ EUDR, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc và dữ liệu về bền vững; quảng bá những nỗ lực bảo vệ môi trường và tính bền vững của doanh nghiệp như một giá trị cộng thêm; tăng cường tiếp cận với khách hàng tại các hội chợ thương mại ở Bắc Âu như Stockholm Coffee Festival hoặc Copenhagen Coffee Fair.

Bốn là, dự toán chi phí tuân thủ EUDR. Bởi lẽ, quá trình bảo đảm tuân thủ EUDR sẽ đòi hỏi chi phí đáng kể, từ việc thu thập dữ liệu đến áp dụng công nghệ mới. Do vậy, doanh nghiệp cần lập ngân sách cho các chi phí như lập bản đồ vị trí địa lý, hệ thống truy xuất nguồn gốc và kiểm định chất lượng.

Cùng với đó, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch hỗ trợ nông dân địa phương đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết, giúp duy trì nguồn cung ổn định; tìm kiếm đối tác tài trợ hoặc nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để giảm gánh nặng chi phí.

Năm là, Bắc Âu là khu vực chú trọng đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, do đó việc tuân thủ EUDR không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là cơ hội để doanh nghiệp khẳng định trách nhiệm xã hội.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sản xuất và xuất khẩu xanh, bao gồm sử dụng nguyên liệu bền vững và quy trình thân thiện với môi trường. Đồng thời, thúc đẩy các câu chuyện thương hiệu gắn liền với bảo vệ rừng và chống biến đổi khí hậu để thu hút người tiêu dùng Bắc Âu; cam kết lâu dài trong việc giảm thiểu tác động môi trường, biến tuân thủ EUDR thành giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Với sự chuẩn bị đầy đủ, hợp tác cùng các tổ chức uy tín và xây dựng chiến lược phù hợp, cơ quan thương vụ tin tưởng doanh nghiệp có thể tận dụng EUDR để củng cố vị thế và phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.

Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, năm 2024, xuất khẩu cà phê của nước ta ước đạt 1,32 triệu tấn, với kim ngạch 5,48 tỉ USD, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2024 ước đạt 4.151 USD/tấn, tăng 56,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong năm 2024, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cà phê Việt Nam, trong đó Đức, Italia và Tây Ban Nha là 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất với thị phần lần lượt là 11%, 8,1%, và 8%.

Bài liên quan
Discovery tiếp tục phát sóng toàn cầu phim ‘Cà Phê Đạo’ – Con đường thức tỉnh từ cà phê đến từ Việt Nam
Tiếp nối sức hấp dẫn của triết lý “Cà Phê Đạo” đến từ Việt Nam, ngày 13.12.2024, Discovery Channel (Hãng thông tấn hàng đầu thế giới tại Mỹ), chính thức phát sóng phim “The Awakenings of Coffee” (Con đường thức tỉnh từ cà phê) trên toàn cầu, kể về hành trình khám phá triết lý “Cà Phê Đạo” đầy thú vị của Á hậu Miss USA Chhavi Verg và Hoa hậu Hòa bình Quốc tế Thùy Tiên tại quê hương cà phê Robusta ngon nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tác phẩm dự thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phải có lý lẽ sắc bén, luận cứ rõ ràng
5 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.2, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo triển khai "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần lưu ý gì trước quy định EUDR?