Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu nhau trong lĩnh vực thương mại, nhiều quốc gia nhỏ phải suy nghĩ chiến lược sinh tồn để giảm thiểu thiệt hại phải gánh chịu.

Đối thoại Shangri-La 2019: Khi Mỹ - Trung đối đầu, các nước nhỏ nên thúc đẩy cơ chế đa phương

01/06/2019, 14:47

Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu nhau trong lĩnh vực thương mại, nhiều quốc gia nhỏ phải suy nghĩ chiến lược sinh tồn để giảm thiểu thiệt hại phải gánh chịu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La 2019 - Ảnh: Tân Hoa Xã

Nỗ lực cân bằng ngoại giao lâu nay giúp các nước nhỏ bảo vệ lợi ích bản thân. Nhưng khi sự thù địch giữa Mỹ với Trung Quốc gay gắt hơn thì nguy cơ họ buộc phải chọn phe cũng gia tăng.

Thách thức này được thể hiện rõ qua Đối thoại an ninh Shangri-La thường niên tại Singapore năm 2019. Đại diện Mỹ - Trung khẩu chiến dường như đã trở thành truyền thống của sự kiện.

Phát biểu vào ngày 1.6, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan chỉ trích Trung Quốc làm châu Á bất ổn. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa một ngày sau sẽ có cơ hội đáp trả.

Các nước nhỏ vẫn hy vọng quan điểm của họ để lại dấu ấn, thông qua tiếng nói từ nước chủ nhà Singapore.

Thủ tướng Lý Hiển Long tận dụng 40 phút phát biểu khai mạc nhấn mạnh rằng nước nhỏ cần củng cố và dùng những thể chế đa phương phục vụ cho mục đích tự bảo vệ lợi ích, thay vì đứng về phía cường quốc nào đó.

“Điều mà các quốc gia như Singapore có thể làm để gây ảnh hưởng đến cường quốc là rất ít, tuy vậy chúng ta không phải hoàn toàn bị động”, theo Thủ tướng Lý. Ông còn nhận xét thiếu hiểu biết chiến lược về nhau là lý do cốt lõi cho căng thẳng Mỹ - Trung hiện tại.

Nói về vấn đề nóng Huawei, Thủ tướng Lý thể hiện lập trường chẳng gây mất lòng ai với tuyên bố Singapore vẫn chưa quyết định giao đơn vị nào xây dựng mạng 5G.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 1.6 chỉ trích Trung Quốc làm châu Á bất ổn - Ảnh: AP

Nhưng một số nhà phân tích vẫn nghi ngờ phát ngôn trên quá lý tưởng, và lo ngại đối đầu Mỹ - Trung sẽ sớm buộc Singapore cùng các láng giềng Đông Nam Á lựa chọn giữa một trong hai.

Theo học giả Ben Bland thuộc Viện nghiên cứu Lowy (Úc): “Trong quá khứ có quốc gia nhỏ thông minh đủ khả năng vượt qua cạnh tranh nước lớn nhằm giảm thiểu rủi ro, đạt lợi ích hay thậm chí thay đổi tiến trình lịch sử. Tuy nhiên khi căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng lớn thì ý muốn giữ quan hệ thân thiện với cả hai chứ không thích đứng về một phe (như các nhà lãnh đạo tại Đông Nam Á nhiều lần công khai tuyên bố) rất khó thực hiện”.

Giới quan sát Singapore cũng băn khoăn liệu chính quyền nước họ có thể tiếp tục trung lập mà không nhận lấy phản ứng hay không. Nhà chính trị học Chong Ja Ian thuộc đại học quốc qua Singapore (NUS) cho biết: “Dù muốn hay không chúng tôi vẫn phải làm việc với hai bên có khác biệt ngày càng lớn. Thu hẹp khoảng cách là một cách thách thức, nếu không chọn phe lại có nguy cơ bị cả hai xem là “hai mang” không đáng tin cậy”.

Maldives cùng quần đảo Solomon là minh chứng tiêu biểu cho chuyện nước nhỏ trở thành điểm nóng trong cạnh tranh nước lớn.

Maldives là điểm nóng trong cạnh tranh Ấn - Trung. Chính quyền New Delhi dưới thời Thủ tướng Narendra Modi đã có những động thái quyết đoán hơn nhằm duy trì ưu thế chiến lược về mặt địa lý ở Ấn Độ Dương, còn Trung Quốc với số tiền đầu tư lẫn lượng du khách khổng lồ có vai trò quan trọng về mặt kinh tế đối với quốc gia Nam Á này.

Trong khi đó, Úc dự định liên thủ Mỹ cung cấp thêm quỹ cơ sở hạ tầng cho quần đảo Solomon. Trung Quốc cũng vừa đề xuất một dự án hạ tầng khổng lồ.

Chuyên gia nghiên cứu Graeme Smith thuộc đại học quốc gia Úc nhận định: “Sự xuất hiện của thế lực mới như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ mang đến nhiều lựa chọn hơn nhằm đối phó những cường quốc thống trị truyền thống – Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Pháp”.

Leland Firisua – nhân vật có tiếng nói ngoại giao ở quần đảo Solomon – lại tin rằng bất ổn nội bộ tại nước nhỏ là hậu quả do cạnh tranh nước lớn mang lại.

Theo nhà phân tích Firisua: “Làm thế nào giữ được không gian chiến lược để có thể ra lựa chọn riêng trên một loạt vấn đề kinh tế, ngoại giao, quân sự mà Mỹ - Trung chia rẽ là thách thức thực sự cho nước nhỏ. Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đều tăng áp lực, cái giá về chính trị cùng kinh tế khi ra lựa chọn riêng cũng tăng”.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ (USITC) công bố đầu tháng 11.2024, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đối thoại Shangri-La 2019: Khi Mỹ - Trung đối đầu, các nước nhỏ nên thúc đẩy cơ chế đa phương