Mùa thu năm 2016, Chủ tịch Tập hứa với Tổng thống Barack Obama rằng họ sẽ không quân sự hóa các thực thể địa lý nhưng sự thật lại không như thế. Nếu Trung Quốc không giải thích thỏa đáng được điều này tại Shangri-La thì những phát biểu của ông Ngụy khi đề cao vai trò của Trung Quốc trong đảm bảo an ninh tại khu vực chỉ là "Hoa trong tranh, trăng dưới nước" mà thôi.

Hy vọng tướng Trung Quốc không bàn về 'Hoa trong tranh, trăng dưới nước'

31/05/2019, 07:22

Mùa thu năm 2016, Chủ tịch Tập hứa với Tổng thống Barack Obama rằng họ sẽ không quân sự hóa các thực thể địa lý nhưng sự thật lại không như thế. Nếu Trung Quốc không giải thích thỏa đáng được điều này tại Shangri-La thì những phát biểu của ông Ngụy khi đề cao vai trò của Trung Quốc trong đảm bảo an ninh tại khu vực chỉ là "Hoa trong tranh, trăng dưới nước" mà thôi.

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa

Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, còn gọi là Đối thoại Shangri-La hôm nay 31.5 sẽ khai mạc tại khách sạn Shangri-La ở Singapore. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 31.5 đến 2.6 với sự góp mặt của quan chức từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và sự thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc hứa hẹn sẽ phủ bóng lên hội nghị lần này. Bắc Kinh coi diễn đàn tại Singapore là dịp quan trọng để đấu với Mỹ nên lần đầu tiên sau 8 năm đã gửi một vị tướng cấp cao nhất ‘phó hội ở Singapore’. Đích thân Bộ trưởng Quốc phòng, thượng tướng Ngụy Phượng Hòa sẽ tham gia Shangri-La. Trong khi đó, Mỹ cũng cử quyền Bộ trưởng quốc phòng Patrick Shanaha dự hội nghị.

Có hai vấn đề đang khoét sâu quan hệ Mỹ - Trung trong thời gian qua và họ không có ý định lảng tránh đề cập lúc này. Thứ nhất là chiến tranh thương mại khi hai bên liên tiếp tung các đòn trả đũa thuế quan qua lại nhau. Tuy nhiên, Trung Quốc cảm thấy thiệt hại và mất mặt nhiều hơn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Huawei vào danh sách đen với lý do hoạt động cho chính quyền Bắc Kinh. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào Huawei cũng làm lộ ra những điểm yếu cốt tử trong phát triển công nghệ của Trung Quốc. Chỉ có điều, Đối thoại Shangri-La là nơi nói chuyện về quân sự nhiều hơn kinh tế nên nó chưa phải diễn đàn chính để Mỹ - Trung thượng đài về thương mại.

Thay vào đó, vấn đề thứ hai khiến Mỹ- Trung căng thẳng là Biển Đông dự kiến sẽ được đề cập nhiều hơn. Sẽ có cuộc đối chọi giữa Bộ trưởng quốc phòng 2 nước tại Hội nghị. CNN cho biết ông Michael Shanahan dự kiến ​​sẽ công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới của Lầu Năm Góc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày mai.

Và một ngày sau - ngày cuối của hội nghị (2.6), đến lượt ông Ngụy dự kiến sẽ có bài phát biểu. Báo chí đoán trước ông Ngụy sẽ nhân đó để đề cao vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế và an ninh khu vực, đặc biệt tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Nhà phân tích Carl Schuster, cựu quan chức Trung tâm Tình báo chung của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, nói với CNN: "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nhận ra giá trị của các điểm phòng thủ đa phương và muốn loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực"

Nhưng Mỹ không chấp nhận điều này. Lầu năm góc đã đẩy mạnh các hoạt động tự do hàng hải thường xuyên hằng tuần. Và chỉ huy của Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương trong tháng này cho biết các máy bay chiến đấu của Không quân đã bay vào và bay quanh Biển Đông gần như hằng ngày.

Thậm chí, vào tháng 3, chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, tướng Robert Brown, đã công bố kế hoạch huấn luyện 10.000 lính Mỹ để chiến đấu trong "một kịch bản Biển Đông". Philippines và Thái Lan đã được đề cập như là điểm tập kết có thể cho quân đội Mỹ.

Không những vậy, Mỹ còn kêu gọi các đồng minh tham gia vào sứ mệnh này. Cả Anh, Pháp, Úc… đều cử tàu chiến đi vào Biển Đông thời gian gần đây như thông điệp hưởng ứng Mỹ.

Và không phải ngẫu nhiên khi ngay trước thềm Shangri-La, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford kêu gọi phải có hành động tập thể để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.

“Mùa thu năm 2016, Chủ tịch Tập hứa với Tổng thống Barack Obama rằng họ sẽ không quân sự hóa các thực thể địa lý. Vậy mà hôm nay chúng ta nhìn thấy những đường băng 10.000 feet (3 km), kho chứa đạn dược, năng lực triển khai tên lửa thường xuyên cùng nhiều thứ khác. Rõ ràng họ đã từ bỏ cam kết”, tướng Dunford phát biểu tại Viện nghiên cứu Brooking.

Theo ông, “Những gì bị đe dọa ở Biển Đông và các nơi có tranh chấp lãnh thổ là pháp quyền, luật pháp, quy tắc cùng tiêu chuẩn quốc tế. Tôi không đề xuất phản ứng quân sự nhưng cần thực hiện hành động tập thể chống lại bên vi phạm quy tắc và tiêu chuẩn. Họ phải chịu trách nhiệm theo cách nào đó, như vậy mới ngăn chặn hành vi trong tương lai”.

Thông điệp của Dunford đã lan truyền khắp thế giới và nó sẽ hằn sâu trong tâm trí của tất cả các quan chức đến dự hội nghị Shangri-La. Nếu Trung Quốc không giải thích thỏa đáng được điều này tại Shangri-La thì những phát biểu của ông Ngụy khi đề cao vai trò của Trung Quốc trong đảm bảo an ninh tại khu vực chỉ là "Hoa trong tranh, trăng dưới nước" mà thôi.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hy vọng tướng Trung Quốc không bàn về 'Hoa trong tranh, trăng dưới nước'