Với tình hình đồng rúp rớt giá ngày càng thê thảm, kinh tế Nga đang trên đà rơi vào khủng hoảng ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của bà con người Việt ở Nga. 

Đồng rúp rớt giá, người Việt ở Nga chật vật tăng làm thêm

Một Thế Giới | 20/12/2014, 07:06

Với tình hình đồng rúp rớt giá ngày càng thê thảm, kinh tế Nga đang trên đà rơi vào khủng hoảng ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của bà con người Việt ở Nga. 

Gian nan trăm bề

Giá đồng tiền Nga liên tục rớt mạnh trong thời gian gần đây, có những lúc xuống ngưỡng 80 Rup đổi 1 USD. Tuy nhiên, tính đến cuối ngày 17-2, giá đồng Rup có dấu hiệu phục hồi, 60 Rup đổi được 1 USD.  Sự phục hồi này được cho là bởi giá dầu tăng.

Mặc dù có dấu hiệu ngưng giảm nhưng  như vẫn chưa có tác động đến tình hình kinh tế nước này. Trong bối cảnh đó, không chỉ người dân, giới doanh nhân trong nước than trời vì khó khăn, các doanh nhân, người Việt ở Nga cũng cho biết việc làm ăn, buôn bán hiện đang rơi vào thảm cảnh.

Anh H.T.Dũng, một doanh nhân sinh sống và làm việc tại Nga hơn chục năm kể rằng gia đình anh đang rất khó khăn để bám trụ tại đây. Năm 1991, anh Dũng cùng vợ là chị Nguyễn Thị H.Lan (người ở Hải Dương), được sự động viên từ hai bên nội ngoại, anh Dũng bàn vợ vay vốn ngân hàng rồi qua Nga làm ăn. Thời gian đầu kinh tế khó khăn, chưa quen với cuộc sống xứ lạ, anh Dũng đi theo bạn bè bốc hàng thuê ở chợ Chim, chị Nga nhận chăm trẻ ở nhà cho gia đình người Việt. Hai năm sau, cuộc sống đi vào ổn định, hai vợ chồng anh Dũng tích cóp được chút tiền rồi chuyển sang kinh doanh quần áo mùa đông. Mỗi năm tích cóp cũng được chút tiền gửi về cho gia đình trả nợ.

Năm nay kinh tế khó khăn, đồng tiền mất giá, anh Dũng chật vật “cày” thêm công việc bên ngoài để có tiền gửi về cho ông bà nội ở Việt Nam. Thế nhưng, “kinh doanh ngày càng chậm, lời chưa thấy đâu mà đã thấy khoản lỗ phải bù rồi. Hơn chục năm sống ở đây, chưa bao giờ tôi thấy đồng tiền Nga mất giá như thế, cuộc sống người dân cũng khốn khó. Vợ chồng tôi không dám tiêu hoang, phải lập sổ chi tiêu tiết kiệm cho gia đình chứ nếu cứ đà này thì chắc về nước sớm quá” – anh Dũng lo lắng.

Theo số liệu thống kê của Ủy Ban Việt Kiều đầu năm 2006 cho biết, có khoảng 300.000 kiều bào sinh sống ở Nga và Đông Âu. 

Một người kinh doanh đề nghị không nêu tên ở Mátxcơva quan ngại: “Nhìn chung không chỉ người dân Việt tại Nga mà cả doanh nhân Nga, người Châu Âu ở Nga đều gặp khó khăn. Đi làm với hi vọng gửi tiền về nhà cho con cái ăn học nhưng năm nay chắc không có tiền gửi về nữa. Hi vọng kinh tế Nga nhanh chóng thoát ra khỏi vũng lầy càng sớm càng tốt”.

Chật vật làm thêm
Đồng rúp rớt giá khiến cuộc sống sinh viên Việt tại Nga cũng gặp nhiều trắc trở. Để kiếm thêm thu nhập phục vụ chi tiêu cuộc sống ở nước sở tại, nhiều du học sinh tranh thủ mua đồ công nghệ, máy ảnh gửi về Việt Nam bán với mục đích vừa kiếm thêm tiền tiêu, vừa tranh thủ "cõng" hàng rẻ về cho anh em, bạn bè, người thân.

Thanh Lê, sinh viên tại Nga tranh thủ làm thêm kiếm tiền tiêu chia sẻ trên mạng facebook của mình: “Khủng hoảng kinh tế Nga chưa bao giờ đẩy giá đồng rup xuống mạnh như thế vì vậy giá máy ảnh tính theo USD hiện tại rất có lợi cho anh em chơi ảnh. Vậy bác nào có nhu cầu có thể inbox order em ạ. Giấy tờ đảm bảo xuất sứ hàng. Ngoài body và lens em có thể nhận đặt hàng một số mặt hàng khác. Các bác nào có nhu cầu nhanh chân vì năm sau chính phủ Nga sẽ đẩy giá tất cả các mặt hàng…”.

Dong-Rup-truot-gia-nguoi-Viet-o-Nga-chat-vat-lam-them-kiem-tien-hinh-anh-1
 Đồng Rup trượt giá nhiều sinh viên tranh thủ kinh doanh máy ảnh 
Trao đổi qua điện thoại với Một Thế Giới sáng ngày 18.12, ông Hoàng Văn M, một người kinh doanh hàng dệt may ở ngoại ô Matxcơva cho biết: “Tất cả mọi thứ đều có giá quá cao, trước đây tuần nào tôi cũng đưa vợ đi ăn nhà hàng và mua sắm một lần nhưng giờ không được như thế nữa. Kinh tế khó khăn, để có thêm tiền trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học, ngày vợ tôi đi bán hàng, tối về tranh thủ ban khăn, áo len bán lấy tiền. Hàng bán không được như trước nên sắp tới tôi cho hai nhân viên nghỉ việc. Cắt giảm chi tiêu càng nhiều càng tốt.”

An Nhiên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng rúp rớt giá, người Việt ở Nga chật vật tăng làm thêm