Sau 2 năm đi vào hoạt động, Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án nhà máy thép Việt - Trung (VTM) thua lỗ hơn 1.000 tỉ đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu, nhiên liệu tăng mạnh, khả năng thanh toán còn thấp...

Dự án gang thép liên doanh với Trung Quốc thua lỗ nghìn tỉ đồng

tuyetnhung | 16/10/2017, 15:46

Sau 2 năm đi vào hoạt động, Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án nhà máy thép Việt - Trung (VTM) thua lỗ hơn 1.000 tỉ đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu, nhiên liệu tăng mạnh, khả năng thanh toán còn thấp...

Lỗ vượt mức cho phép

Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án nhà máy thép Việt - Trung (VTM) có vốn đầu tư 6.000 tỉ đồng, thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam liên doanh với Trung Quốc.

Theo kết quả thanh tra, tính đến ngày 31.12.2016, tổng lỗ luỹ kế của dự án là 1.096 tỉ đồng. Trong khi đótheo kế hoạch, trong 2 năm đầu khi nhà máy gang thép đi vào hoạt động, VTM chỉ được phép lỗ theo kế hoạch 555 tỉ đồng.

Nguyên nhân khiến dự án liên doanh này thua lỗ vượt mức cho phép là do giá phôi thép trong nước và thị trường giảm mạnh. Cụ thể, tại thời điểm thành lập và phê duyệt dự án, giá phôi thép VTM bán ra chênh với giá giá nhập phôi thép về Việt Nam khoảng 5 triệu đồng. Giá quặng sắt trên thị trường giảm mạnh.

Lãi vay trong thời gian đầu tư cao, có thời điểm lãi suất 20,5% so với tính toán trong dự án đầu tư là 10,5%. Tỷ giá USD liên tục tăng trong thời gian thi công gói thầu EPC cũng làm tăng chi phí đầu tư. Cơ cấu đầu tư dự án chủ yếu sử dụng vốn vay thương mại dẫn đến chi phí tài chính của VTM rất cao,chiếm tới 11% giá thành.

Ngoài ra, giá nguyên vật liệu tăng đột biến, trình độ quản lý, vận hành của đội ngũ còn hạn chế... Cuối cùng, tiến độ dự án kéo dài và chậm hoàn thành, khiến sản phẩm ra thị trường không đúng thời điểm và lợi nhuận thu về thấp.

Về tỷ lệ góp vốn trong dự án này, Việt Nam có 55%, Trung Quốc có 45%, số thành viên HĐQT của Việt Nam là 4, Trung Quốc là 3.

Chia sẻ với báo chí, đại diện VTM thừa nhận hợp đồng liên doanh này thực tế đang gây khó khăn cho vận hành dự án. Bởi vì Hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh theo cơ chế đồng thuận thì mọi cái đều phải được thống nhất, đó là yếu tố gây khó cho điều hành do việc lấy ý kiến các cổ đông mất nhiều thời gian.

Trong khi đó, đại diện của Bộ Công Thương cũng chỉ rõ vướng mắc trong hợp đồng liên doanh theo cơ chế đồng thuận thay vì tỷ lệ cổ đông là “nút thắt” cần phải được tháo bỏ tại dự án mỏ sắt Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai.

Tìm hướng đisau 2 năm lỗ triền miên

Thông tin mới đây từ Bộ Công Thương cho biết trong năm 2017, dự án VTM đã có dấu hiệu khởi sắc so với 2 năm thua lỗ triền miền thời gian qua.

Cụ thể, từ tháng 3.2017, hoạt động sản xuất kinh doanh của VTM bắt đầu có lãi, ước tính lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm là 163 tỉ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã nộp tổng cộng 502 tỉ đồng tiền thuế các loại vào ngân sách nhà nước, trong đó tiền cấp quyền khai thác đã nộp đến ngày 21.9.2017 là 164 tỉ đồng, còn lại 38 tỉ đồng phải nộp tiếp sẽ hoàn thành trong quý 4/2017.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của VTM vẫn còn nhiều khó khăn do nguyên liệu, nhiên liệu tăng mạnh, chi phí tài chính, khấu hao lớn, cân đối trả nợ, khả năng thanh toán còn thấp...

Về việc giải quyết các vướng mắc với đối tác liên doanh, Bộ Công Thương cho biết hiện tại đã thống nhất được một số nội dung như: Tiếp tục triển khai dự án dây chuyền cán thép 500.000 tấn/năm và triển khai các hạng mục thu hồi kim loại từ xỉ thép, hạng mục phát điện khí than lò cao TRT theo thoả thuận giữa các bên liên doanh trước đây; Hủy bỏ việc xuất khẩu quặng sắt đối lưu than coke trong Hợp đồng liên doanh; Chấm dứt Hợp đồng nguyên tắc về xuất khẩu quặng đối lưu than coke mà phía Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã ký với Công ty TNHH khống chế cổ phần gang thép Côn Minh (KISC) năm 2006;

Về phương án góp vốn đầu tư dây chuyền cán công suất 500.000 tấn/năm: Tiếp tục góp vốn để đầu tư dây chuyền cán thép công suất 500.000 tấn/năm, theo đó, nguồn vốn thực hiện dự án sẽ do các bên liên doanh tự góp 30%, vay vốn thương mại 70% của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Hiện nay VTM đã hoàn thành thiết kế cơ sở trình Bộ Công Thương thẩm định.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
9 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án gang thép liên doanh với Trung Quốc thua lỗ nghìn tỉ đồng