Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin giai đoạn một của dự án xây dựng đường sắt cao tốc nối Thái Lan với miền nam Trung Quốc có thể bị hoãn đến năm 2018 vì giới chức quản lý môi trường Thái chưa thông qua.

Dự án hợp tác xây đường sắt Trung Quốc -Thái Lan lại bị hoãn

Cẩm Bình | 08/10/2017, 11:41

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin giai đoạn một của dự án xây dựng đường sắt cao tốc nối Thái Lan với miền nam Trung Quốc có thể bị hoãn đến năm 2018 vì giới chức quản lý môi trường Thái chưa thông qua.

Giai đoạn một có vốn đầu tư 5,2 tỉUSD này sẽ xây một đoạn đường sắt dài 250 km nối thủ đô Bangkok với thành phố Nakhon Ratchasima (đông bắc Thái Lan). Theo thỏa thuận, Thái Lan là bên sở hữu dự án và chịu trách nhiệm xây dựng, còn Trung Quốc sẽ phụ trách thiết kế, cung cấp kĩ sư, hệ thống đường sắt và thiết bị, SCMP cho biết.

Dự án 5,2 tỉUSD được chính phủ Thái thông qua vào tháng 7 năm nay. Thứ trưởng Giao thông Thái Lan Pichit Akrathit vào tháng 9 đã cho biết dự án sẽ khởi công xây dựng vào tháng 11 tới.

Tuy nhiên, giới truyền thông nước này cho biết giai đoạn một của dự án có thể sẽ không thể khởi công theo đúng thời gian dự kiến vì giới chức quản lý môi trường Thái vẫn chưa “bật đèn xanh”.

Theo giới truyền thông, các chuyên gia vẫn cần phải xét đến nhiều vấn đề tiềm ẩn có liên quan, và việc xây dựng đường sắt không thể bắt đầu cho đến khi công tác nghiên cứu tác động môi trường được hoàn thành.

Theo SCMP, dự án đường sắt Bangkok - Nakhon Ratchasima này là một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài hơn 1.260 km kết nối thành phố Bangkok với miền nam Trung Quốc. Đây là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Thái Lan trong nhiều năm qua và là một phần của tham vọng cơ sở hạ tầng Một vành đai, Một con đường của chính quyền Bắc Kinh.

Kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt dài hơn 1.260 km tại Thái Lan của Trung Quốc- Ảnh: SCMP

Dự án này trước đó cũng đã bị trì hoãn và bàn bạc lại nhiều lần xoay quanh các vấn đề về chi phí, chia sẻ đầu tư và quyền phát triển dự án. Hai bên đã phải tổ chức hơn 20 cuộc đàm phán để giải quyết một số những quan ngại như yêu cầu Trung Quốc chuyển giao công nghệ cho kĩ sư Thái Lan, thách thức về pháp lý khi tiến hành xây dựng trên đất nông nghiệp và các vấn đề về an ninh quốc gia. Trong số các vấn đề trên thì chuyện sử dụng kĩ sư Trung Quốc cho dự án đã gây ra tranh cãi nhiều nhất, trang Bangkok Post cho biết.

Vào tháng 7.2017, nội các Thái Lan đã phê duyệt kinh phí sau khi Thủ tướng Thái Prayuth Chan-ocha sử dụng quyền hạn tuyệt đối của ông để giải tỏa một loạt các rào cản pháp lý và kỹ thuật.

Bangkok Post dẫn lời quan chức cấp cao của Văn phòng Thủ tướng Thái Kobsak Pootrakool cho hay tuyến đường sắt cao tốc sau khi hoàn thành sẽ biến Thái Lan thành trung tâm vận tải của khối ASEAN cũng như giúp nước này kết nối với sáng kiến Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc.

Cẩm Bình (theo SCMP, Bangkok Post)
Bài liên quan
Thủ tướng Thái Lan từng là mục tiêu của lừa đảo bằng AI
Ai cũng có thể là mục tiêu của kẻ lừa đảo qua điện thoại, kể cả nguyên thủ quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án hợp tác xây đường sắt Trung Quốc -Thái Lan lại bị hoãn