Ngoài các thủ tục giấy tờ liên quan khác, người dân từ các tỉnh, thành khác đến TP.HCM khám, chữa bệnh dự kiến phải có kết quả xét nghiệm âm tính SARS- CoV-2 trong vòng 72 giờ trở lại và phải được chính quyền địa phương cho phép.

Dự kiến người dân các tỉnh đến TP.HCM khám bệnh phải được địa phương cho phép

Hồ Quang | 01/10/2021, 22:08

Ngoài các thủ tục giấy tờ liên quan khác, người dân từ các tỉnh, thành khác đến TP.HCM khám, chữa bệnh dự kiến phải có kết quả xét nghiệm âm tính SARS- CoV-2 trong vòng 72 giờ trở lại và phải được chính quyền địa phương cho phép.

Tối 1.10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết trong ngày đầu tiên TP thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, tính từ 17 giờ ngày 30.9 đến 17 giờ ngày 1.10 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.670 trường hợp nhiễm mới. Như vậy trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27.4 đến nay, TP đã có tổng cộng 388.912 trường hợp nhiễm COVID-19 được Bộ Y tế công bố.

du-kien-nguoi-dan-cac0-tinh-den-tphcm-kham-benh-phai-duoc-dia-phuong-cho-phep-hinh-anh(1).png
Người dân từ các tỉnh, thành khác đến TP.HCM khám chữa bệnh phải có giấy nhận của chính quyền địa phương (cấp phường, xã) cho phép - Ảnh: PV 

Để góp phần đưa TP.HCM bước sang một thời kỳ mới phát triển, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP khuyến cáo mỗi người dân không được chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc.

Liên quan đến việc người dân từ các tỉnh, thành khác đến TP.HCM khám, chữa bệnh trong giai đoạn hiện nay, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP cho biết, UBND TP.HCM vừa gửi văn bản tới 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tây Ninh để lấy ý kiến dự thảo về phương án tổ chức giao thông cho một số đối tượng giữa TP.HCM.

Theo dự thảo, người dân từ các tỉnh đến TP.HCM để khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn hiệu lực 72 giờ và đảm bảo một trong các điều kiện: có giấy chuyển viện (của bệnh viện) từ các tỉnh, thành đến bệnh viện tại TP hoặc giấy hẹn tái khám của các bệnh viện tại TP. Xác nhận của chính quyền địa phương (cấp phường, xã) cho phép đến TP khám chữa bệnh.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM đã chỉ đạo UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức khẩn trương thực hiện hỗ trợ đợt 3 cho người dân. Trên cơ sở danh sách đã đưa lên hệ thống, UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức phải giao UBND phường, xã, thị trấn nhanh chóng tổ chức chi trả cho người dân theo nguyên tắc danh sách duyệt và cập nhật lên hệ thống tới đâu thì chi trả tới đó.

Khi chi trả hỗ trợ, trường hợp cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con trong hộ gia đình không thể ký nhận tiền hỗ trợ (do đang cách ly, đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế, bị khuyết tật, bị lãng trí, người già, trẻ em…) thì đại diện trong hộ gia đình có thể ký nhận thay. Trường hợp người được hỗ trợ không có giấy tờ tùy thân để chứng minh, nếu được công an xác nhận thì được nhận hỗ trợ.

Tính đến chiều 1.10, toàn TP có gần 72.600 người dân có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được hỗ trợ đợt 3.

Bài liên quan
Meta mất 200 tỉ USD giá trị sau dự báo chi phí cao hơn và doanh thu quý 2/2024 thấp hơn dự kiến
Meta Platforms hôm 24.4 khiến các nhà đầu tư thất vọng với dự báo về chi phí cao hơn và doanh thu quý 2/2024 thấp hơn dự kiến. Điều này làm Meta Platforms mất 200 tỉ USD vốn hóa thị trường và gây lo ngại rằng chi phí tăng cao do trí tuệ nhân tạo (AI) đang vượt xa lợi ích của nó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự kiến người dân các tỉnh đến TP.HCM khám bệnh phải được địa phương cho phép