Những ngày qua, tại các cửa ngõ ra vào các tỉnh miền Tây, hàng trăm người dân từ TP.HCM ồ ạt trở về quê tạo áp lực lớn cho ngành y tế tại địa phương.

An Giang: Ồ ạt về quê tạo áp lực lớn cho ngành y tế địa phương

Tô Văn | 01/10/2021, 18:35

Những ngày qua, tại các cửa ngõ ra vào các tỉnh miền Tây, hàng trăm người dân từ TP.HCM ồ ạt trở về quê tạo áp lực lớn cho ngành y tế tại địa phương.

Từ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành chức năng tỉnh An Giang đã thành lập chốt kiểm soát dịch Vàm Cống (phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên) và xã Hội An (huyện Chợ Mới). Tuy nhiên, nếu người dân từ vùng dịch ồ ạt về nhà bằng nhiều cách khác nhau và quá đông thì rủi ro lây lan dịch COVID-19 là điều không tránh khỏi. Đồng thời tạo nên một áp lực lớn cho ngành y tế khi các khu cách ly tập trung đã quá tải.

1-ho-dong.jpg
Rất nhiều rủi ro khi ồ ạt đổ về quê - Ảnh: Hồ Đông

Ngành chức năng tỉnh An Giang đang căng mình, căng sức phòng chống dịch tại các huyện biên giới, nay lại mang thêm gánh nặng này. Đã có rất nhiều lời khuyến cáo trên mạng xã hội yêu cầu người dân không tự về khi chưa bảo đảm các biện pháp an toàn phòng chống dịch COVID-19.

“Về nhà vào lúc này đối diện với nhiều nguy cơ. Những nguy cơ trên hành trình hàng trăm km qua nhiều vùng dịch, và có cả nguy cơ lây nhiễm chéo ở khu cách ly. Có rất nhiều khó khăn, mong người dân cân nhắc trước khi về quê”, một cán bộ có trách nhiệm nói.

“Xôn xao vụ người dân từ TP.HCM đổ xô về miền Tây để tránh dịch, mình cũng chẳng quan tâm cho lắm. Đến khi báo đài đưa tin người già, phụ nữ trẻ em, bồng bế nhau trên xe gắn máy đèo nhau về gây cảnh ùn ứ, hỗn loạn mình mới mở điện thoại ra đọc tin và coi clip thì thấy rất là nguy hiểm trong lúc dịch đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Tây”, đó là câu nói lo sợ của chị Trần Tô Kim Phượng (32 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Chị Phượng cho biết thêm, khi xem clip nhìn các gương mặt mỏi mệt, ngơ ngác của các em bé mà lòng chị muốn khóc. “Tại sao cha mẹ các bé phải làm vậy, sao mọi người không chờ chính quyền tìm giải pháp an toàn. Khi xem clip thấy cảnh nhiều người dỡ rào, bu đông, la hét để thông chốt. Tập trung đông người như vậy lỡ nhiễm bệnh hết rồi sao?” - chị Phượng buồn nói.

Cũng theo chị Phượng, việc về như vậy rất nguy hiểm cho bản thân và người thân, dễ lây nhiễm cho các lực lượng đang chống dịch, đồng thời làm rối thêm cho địa phương.

2-ho-dong.jpg
Ồ ạt về quê gây áp lực lớn cho ngành y tế địa phương - Ảnh: Hồ Đông

Chị Trần Kim Ni (35 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên) cho biết, khi báo chí thông tin dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp, mỗi sáng thức dậy, gia đình và tôi đều vào đọc báo để cập nhật tình hình, thông tin. Chưa khi nào bản thân theo dõi báo chí nghiêm túc như thế.

“Để nhận thức tự bảo vệ bản thân và gia đình, chúng tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế, biết rằng “ở nhà là tự cứu mình”. Thực tế, từ khi xuất hiện các ca mắc COVID-19 xảy ra đến nay, ở cơ quan, ra chợ đâu đâu cũng có thông tin, những câu chuyện xung quanh COVID-19 đều bảo nhau tự trách nhiệm bảo vệ, họ nhắn nhủ những người xa quê sinh sống nước khác, phải ý thức cao và đừng tham gia nhập cảnh trái phép, trốn sự cách ly, trốn tránh test nhanh mẫu gộp để gây hại cho cộng đồng, cho toàn xã hội”, chị Ni bộc bạch.

Cũng theo chị Ni, mỗi người dân phải sống có trách nhiệm hơn, ra ngoài phải sát trùng tay, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc…, giữ cho bản thân và giữ cho người thân cũng như giữ cho cộng đồng.

Được biết, vào ngày 26.9, ông Trần Anh Thư – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang cùng đoàn công tác phối hợp với Tập đoàn Phương Trang đã đón 300 công dân tỉnh đang làm việc, sinh sống tại TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương trở về quê hương an toàn.

1-don-cd.jpg
Ngày 26.9, tỉnh An Giang đã đón 300 công dân tỉnh đang làm việc và sinh sống tại TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương trở về quê hương an toàn - Ảnh: CTV

Sắp tới, tỉnh An Giang sẽ tiếp tục tổ chức đón công dân thuộc nhóm đối tượng ưu tiên, gồm có những phụ nữ mang thai từ 6 tháng tuổi trở lên. Phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Người già từ 65 tuổi trở lên. Trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Học sinh về nhập học hệ phổ thông. Người đi khám và điều trị bệnh đã có giấy xuất viện đang gặp khó khăn được trở về quê.

Từ ngày 15.4 đến nay, toàn tỉnh An Giang có 5.127 ca dương tính COVID-19, trong đó có 10 trường hợp tái dương tính.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Ồ ạt về quê tạo áp lực lớn cho ngành y tế địa phương