Có thể thấy nguyên nhân đầu tiên là sản phẩm và dịch vụ du lịch không đủ hấp dẫn để thu hút khách du lịch, thiếu các chương trình để du khách vui chơi giải trí, chất lượng của cơ sở lưu trú, cơ sở hạ tầng đường sá,…

Du lịch Huế - Bài 2: Sông Hương bao giờ mới được xướng danh?

CTV Phù Nam | 05/07/2018, 06:38

Có thể thấy nguyên nhân đầu tiên là sản phẩm và dịch vụ du lịch không đủ hấp dẫn để thu hút khách du lịch, thiếu các chương trình để du khách vui chơi giải trí, chất lượng của cơ sở lưu trú, cơ sở hạ tầng đường sá,…

Du lịch Huế - Bài 1: Những gam màu chưa chịu sáng

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân rất quan trọng đó là cảnh quan thiên nhiên. Đây là ấn tượng đầu tiên khi du khách đặt chân đến đây!

Sông Hương: Bao giờ mới được xướng danh?

Sông Hương là không chỉ là một biểu tượng mà còn là niềm tự hào của người dân xứ Huế.

Được hợp thành từ 2 con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, sông Hương như một dải lụa mềm mại, dài miên man, uốn lượn chảy qua bao cảnh đẹp xứ kinh kỳ mộng mơ, từ khu vườn Vĩ Dạ với những thảm cỏ xanh tươi, qua ngôi chùa Thiên Mụ cổ kính văng vẳng tiếng chuông ngân nga, rồi rẽ vào sông Bạch Yến để lãng đãng phiêu du cùng mây gió.

Sông Hương cũng là niềm cảm hứng cho những thi sĩ, nhạc sĩ trong các tác phẩm của mình. Nhạc sĩ Phạm Duy có những câu hát nổi tiếng về sông Hương:

Tôi yêu những sông trường

Biết ái tình ở dòng sông Hương… (Tình ca, 1953)

hay

Người về chưa ghé sông Hương

Đã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay… (Trường ca Con đường Cái quan)

Tại kỳ họp lần thứ 28 của Ủy ban Di sản thế giới (năm 2004) tại Tô Châu (Trung Quốc), Unesco đã chính thức đề nghị Việt Nam và chính quyền tỉnh Thừa Thiên- Huế lập hồ sơ tái đề cử để đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào danh mục Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, Thừa Thiên- Huế vẫn chưa thực hiện. Đến năm 2014, đoàn chuyên gia cao cấp của Unesco khi đến khảo sát tại Quần thể di tích Cố đô Huế cũng đã lưu ý tỉnh Thừa Thiên - Huế nhanh chóng thực hiện vấn đề này.

GS.TS Satoh Shigeru (Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng - Đại học Waseda) đánh giá, cụm lăng mộ hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với lưu vực thượng nguồn sông Hương là một khu vực có giá trị to lớn về nhiều mặt, xứng đáng để được công nhận di sản thế giới bởi những yếu tố đa dạng được lồng ghép một cách toàn diện; quy tụ quanh hệ sinh thái tự nhiên trải dọc theo sông Hương từ Kinh thành Huế đến các lăng mộ hoàng gia và hệ thống làng mạc dân cư.

"Đây là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể và tinh thần phong phú, bao gồm: sản phẩm nông nghiệp, thế giới tinh thần (quan niệm sống, tôn giáo và tín ngưỡng), thủy lợi, hệ thống quản lý nước và các yếu tố lịch sử, văn hoá...", GS.TS Satoh Shigeru nói.

Sông Hương đang làm cầu đi bộ lát gỗ lim nhìn từ bờ Nam

PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó chủ tịch Hội di sản văn Hóa Việt Nam từng nói rằng, không chỉ khu vực thượng nguồn mà cả dọc dòng sông Hương mang một nét đẹp cũng như giá trị văn hóa "chẳng nơi nào có được".

Hình ảnh đang thi công cầu đi bộ gỗ lim trên Sông Hương

Theo ông Bài, Hội di sản văn hóa Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế sớm xây dựng hồ sơ khoa học bổ sung trình UNESCO công nhận giá trị cảnh quan văn hóa đôi bờ sông Hương - là bộ phận hữu cơ tạo nên sự toàn vẹn và thống nhất trong cấu trúc của Quần thể di tích kiến trúc Cố đô Huế. Việc tỉnh đãtrình hồ sơ hay chưa thì cho đến giờ dư luận vẫnkhông hay biết.

Cũng cần nhắc lại, Huế chỉ mới có di sản văn hoá chứ chưa hề có di sản thiên nhiên. Kể từ 2004 cho đến nay đã gần 15 năm, những đề nghị của Unesco với sông Hương, chính quyền Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa thấy có động thái nào để xướng danh sông Hương. Mới đây, tại kỳ họp thứ 42 từ 24.6 - 1.7.2018 của Uỷ ban di sản thế giới, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không đề cập đến sông Hương. Nếu với tình trạng hiện nay, sông Hương vẫn mãi là dòng sông Hương vẫn trôi trầm lặng!

Việc lát gỗ lim trên phố đi bộ trên sông Hương trong thời gian gần đây cũng gặp nhiều phản ứng trái chiều. Các nhà nghiên cứu bày tỏ sự lo lắng trong bối cảnh thời tiết Huế, việc lát gỗ lim sẽ không bền vững và không khả thi. Chưa kể đến việc sẽ làm giảm cảnh quan và ảnh hưởng đến các tiêu chí Unesco nếu đề cử sông Hương trong tương lai. Một nỗi lo nữa với mực nước sông Hương dâng cao vào mùa mưa thì sẽ dẫn đến ngập tuyến phố đi bộ trên sông Hương. Nếu trong tương lai, những vấn đề này xảy ra thì ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc này? Hay vẫn chỉ là điệp khúc rút kinh nghiệm?

Hồ Tịnh Tâm: Sen vẫn không nở… trong mùa hạ!

Hồ Tịnh Tâm (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) là một trong những cảnh đẹp của Huế, được nhiều du khách ghé thăm mỗi dịp đến với nhưng hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề và hoa sen không thể phát triển được.

Hồ Tịnh Tâm bây giờ nhường lại màu xanh cho bèo, rau muống
…và rác thải khá nhiều

Ngày xưa, hồ là một đoạn sông Kim Long được cải tạo lại, tên ban đầu là ao Ký Tế. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động tới 8.000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ, biến nó trở thành một Ngự Uyển của Hoàng gia. Sau khi hoàn thành, hồ mang tên mới là Tịnh Tâm. Bởi kiểu kiến trúc cầu kỳ, tinh mỹ nhưng hết sức hài hòa với tự nhiên, hồ Tịnh Tâm được xem là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ XIX.

Cảnh đẹp của hồ đã tạo nguồn thi hứng và trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, chùm thơ nổi tiếng của các vua Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức... Nổi bật hơn cả vẫn là bài Tịnh Hồ Hạ Hứng, nằm trong chùm thơ của vua Thiệu Trị ca ngợi 20 cảnh đẹp đất Thần Kinh. Đương thời, bài thơ này cùng với phong cảnh hồ Tịnh tâm được vẽ vào tranh gương để treo ở các cung điện.

Theo tài liệu ghi chép, hồ Tịnh Tâm có bình diện hình chữ nhật, chu vi gần 1500m. Trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Hồ được ngăn cách với bên ngoài bằng một vòng tường gạch. Bốn mặt có bốn cửa gồm cửa Hạ Huân ở phía nam, cửa Đông hy ở phía bắc, cửa Xuân Quang ở phía đông và cửa Thu Nguyệt ở phía tây. Xung quanh các đảo trên hồ và dọc bờ hồ đều trồng các loại liễu trúc, các hoa cỏ lạ, dưới hồ trồng sen bách diệp.

Với cảnh quan “độc nhất vô nhị” nên hồ Tịnh Tâm được xem là một trong 20 cảnh đẹp của đất thần kinh và được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia Quyết định số 99/2004/QĐ-BVHTT, ngày 15.12.2004.

Xưa nay, người dân Huế vẫn truyền miệng nhau câu ca dao:“Hồ Tịnh Tâm nhiều sen bách diệp/ Đất Hương Cần quýt ngọt, cam thơm” để thể hiện sự trân quý với địa danh hồ Tịnh Tâm gắn liền với sen bách diệp, loài sen được tôn vinh nhất trong các loại sen.

Đặt chân đến hồ Tịnh Tâm hiện nay, nhiều người không khỏi chạnh buồn bởi khung cảnh hiu hắt. Hiện trạng của vườn Ngự Uyển bên Kinh thành Huế ngày nào giờ vẫn là một màu xanh nhưng là màu xanh của bèo, rau muống. Đan xen vào đó lác đác vài ngọn sen và khóm hoa súng trên mặt hồ.

Điều trăn trở hiện tại là không biết khi nào hoa sen mới mọc trở lại ở Hồ Tịnh Tâm? Với vị trí nằm ở đông bắc Hoàng Thành thì với vấn nạn hiện nay sẽ không gây được thiện cảm cho du khách khi đến đây tham quan. Đơn vị nào quản lý di tích này? Tại sao để di tích cấp quốc gia xuống cấp trầm trọng như vậy? Nếu tình trạng này kéo dài thì chắc chắn cảnh quan và ngành du lịch Huế bị những hệ luỵ là điều không tránh khỏi.

PhùNam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du lịch Huế - Bài 2: Sông Hương bao giờ mới được xướng danh?