LTS: Sở hữu gần 900 di tích, trong đó có 87 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và 60 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, tháng 12.1993 Quần thể di tích của Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và đến tháng11.2003, văn hóa Huế một lần nữa được đăng quang khi Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại. Điều đó chứng tỏ Huế đang sở hữu những di tích vào hàng bậc nhất ở cấp quốc gia và di sản

Du lịch Huế - Bài 1: Những gam màu chưa chịu sáng

CTV Phò Nam | 04/07/2018, 15:56

LTS: Sở hữu gần 900 di tích, trong đó có 87 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và 60 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, tháng 12.1993 Quần thể di tích của Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và đến tháng11.2003, văn hóa Huế một lần nữa được đăng quang khi Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại. Điều đó chứng tỏ Huế đang sở hữu những di tích vào hàng bậc nhất ở cấp quốc gia và di sản

Những con số trầm buồn

Đã từ lâu Huế được biết đến là xứ sở của đất thần kinh với sông Hương núi Ngự, di sản đồ sộ và vô giá mà triều Nguyễn đã để lại với hệ thống lăng tẩm, đền, chùa…phong phú. Bên cạnh đó, tạo hoá thiên nhiên cũng ban tặng đồi Vọng Cảnh, Thiên An… đã làm cho xứ sở kinh kỳ này được xem như một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị. Đây là một đặc trưng riêng của Huế mà ít nơi nào có được.

Vẻ thơ mộng kết hợp với sự uy nghi, cổ kính và trang nghiêm của xứ sở đất thần kinh đã quyến rũ du khách khi đặt chân đến xứ Huế.

Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trên 30%. Nhiều tỉnh, thành trong nước có tổng lượng khách lưu trú tăng cao như: Khánh Hòa tăng 25%, Quảng Bình tăng 15,3%, Đà Nẵng tăng 5,9%...

Trong khi đó, lượng khách lưu trú đến Huế 6 tháng đầu năm 2017 tăng khá chậm, chỉ tăng 2,08% so cùng kỳ, bình quân thời gian lưu trú của khách giảm và chỉ còn 1,78 ngày/lượt khách.

Nếu tính cả năm 2017 thì bình quân thời gian lưu trú là 1,79 ngày/lượt khách. So với 5 năm trước thì tỷ lệ lưu trú là 1,9-2 ngày/lượt khách.

Về doanh thu lưu trú đạt trên 1.339 tỷ đồng trong năm 2017. Trong khi đó, Đà Nẵng 4.188 tỷ đồng, Quảng Nam 1.935 tỷ đồng.

Số liệu thống kê mới nhất trong 5 tháng đầu năm 2018, bình quân thời gian lưu trú của khách cũng chỉ 1,76 ngày/lượt khách dù vào thời điểm này, Huế đang tổ chức sự kiện festival 2018 và rơi vào kỳ nghỉ lễ khá dài.

Điều này đặt ra câu hỏi:

Dù trong năm 2017, lượng khách du lịch đến Huế tăng 16% so với 2016 nhưng so với thời điểm cách đây 5 năm, bình quân thời gian lưu trú của khách du lịch không những không tăng mà còn giảm đến mức cảnh báo.

Vậy nguyên nhân nào khiến du khách không lưu trú dài ngày ở Huế?

Du lịch Huế -Bài 2:Sông Hương bao giờ mới được xướng danh?

Phù Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du lịch Huế - Bài 1: Những gam màu chưa chịu sáng