Đức đã từ chối gửi viện trợ vũ khí cho Ukraine vì lo ngại sẽ kích động Nga nhưng điều này khiến Berlin bị các đồng minh chỉ trích. Mỹ vẫn chưa biết làm thế nào để kéo Đức vào liên minh chống Nga.

Đức không mặn mà gia nhập liên minh chống Nga khiến Ukraine chua chát, Mỹ bối rối

27/01/2022, 07:51

Đức đã từ chối gửi viện trợ vũ khí cho Ukraine vì lo ngại sẽ kích động Nga nhưng điều này khiến Berlin bị các đồng minh chỉ trích. Mỹ vẫn chưa biết làm thế nào để kéo Đức vào liên minh chống Nga.

Đức hôm 26.1 thông báo họ viện trợ 5.000 mũ bảo hiểm cho Ukraine trong bối cảnh Kiev lo ngại một cuộc xâm lược của Nga sắp xảy ra. Tuy nhiên, động thái này bị thị trưởng Kiev tố cáo là một "trò đùa".

Reuters trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nói với các phóng viên: "Tôi đã nhận được một lá thư từ đại sứ quán Ukraine, yêu cầu hỗ trợ các thiết bị quân sự, chính xác là mũ bảo hiểm. Chúng tôi sẽ cung cấp cho Ukraine 5.000 mũ bảo hiểm như một tín hiệu rõ ràng: Chúng tôi đang ở bên cạnh các bạn"

Nhưng Vitali Klitschko, thị trưởng Kiev và là một cựu võ sĩ chuyên nghiệp, cho biết lời đề nghị này khiến ông "không nói nên lời".

Trên Bild, Klitschko phát biểu: "Hành động của chính phủ Đức khiến tôi không nói nên lời. Bộ Quốc phòng dường như không nhận ra rằng chúng tôi đang đối đầu với các lực lượng được trang bị hoàn hảo của Nga có thể bắt đầu một cuộc xâm lược vào Ukraine bất cứ lúc nào".

"Đức sẽ gửi hỗ trợ kiểu gì tiếp theo? Gối?" Klitschko nói có phần chua chát.

Lời đề nghị nhẹ nhàng của Đức trái ngược với các lô hàng vũ khí và cảnh báo cứng rắn của Mỹ và các đồng minh NATO khác dành cho Nga. Thái độ của Berlin làm dấy lên câu hỏi về việc liệu các nhà lãnh đạo Đức có chống lại các động thái nhằm ngăn chặn các hành động của Nga hay không. Giới quan sát cho rằng Đức không muốn làm mếch lòng Nga trong bối cảnh Nord Stream 2 - đường ống dẫn khí đốt mới của Nga có khả năng sưởi ấm một phần ba số gia đình ở Đức.

Đại sứ Ukraine tại Đức, Andriy Melnyk, coi động thái này là một "cử chỉ mang tính biểu tượng thuần túy" và "chỉ là một giọt nước tràn ly". Andriy Melnyk nói với hãng thông tấn Đức DPA "Nó thậm chí không phải là một giải khuyến khích".

Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đức không thể nói liệu mũ bảo hiểm có được viện trợ miễn phí hay Ukraine phải trả tiền.

Ukraine gần đây đã đưa ra yêu cầu khẩn cấp với Đức về 100.000 mũ bảo hiểm cũng như áo bảo hộ, để trang bị cho lực lượng tình nguyện.

Nga kể từ cuối năm 2021 đã tập trung hàng chục nghìn quân dọc theo biên giới Ukraine, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến mới đang cận kề ở châu Âu. Điện Kremlin tuyên bố họ không có kế hoạch xâm lược, nhưng đã đưa ra yêu cầu về sự đảm bảo an ninh ràng buộc từ NATO mà liên minh sẽ không bao giờ đồng ý. Điều này gồm việc cấm Ukraine gia nhập NATO. Ukraine đã tìm cách gia nhập liên minh trong nhiều năm và duy trì mối quan hệ bền chặt với nó.

Cho đến nay, một nghị quyết ngoại giao đối với các hành động thù địch đã tỏ ra khó nắm bắt.

Đức đã từ chối gửi viện trợ vũ khí cho Ukraine vì lo ngại sẽ kích động Nga nhưng điều này khiến Berlin bị các đồng minh chỉ trích. Các nước NATO khác, như Mỹ và Anh, đã gửi viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine. Berlin đã viện dẫn lịch sử của Đức trong khu vực để bảo vệ việc nước này từ chối gửi vũ khí.

Đức là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 thế giới. Chính phủ Đức gần đây cũng đã chặn Estonia xuất khẩu các loại pháo cũ của Đức sang Ukraine.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba hôm 22.1 cáo buộc Đức "phá hoại sự thống nhất" và "khuyến khích" Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách từ chối cung cấp vũ khí.

Đức cũng đang gửi cho Ukraine một bệnh viện dã chiến, nhưng rõ ràng Ukraine cảm thấy sự hỗ trợ của Berlin là không đủ.

Trên thực tế, các nhà phê bình đã cáo buộc Berlin từ bỏ Ukraine và ưu tiên Nord Stream 2, một đường ống dẫn khí đốt dưới biển từ Nga sang Đức, thay vì giúp Kiev đối phó nguy cơ từ Nga.

dan-dau.png

Đường ống gây tranh cãi đã hoàn thành nhưng chưa đi vào hoạt động do đang chờ chứng nhận từ phía Đức.

Các nhà lập pháp ở cả hai đảng ở Washington đã thúc đẩy các biện pháp trừng phạt chống lại đường ống. Tuy nhiên, chính quyền Biden đã không thông qua điều này vì ưu tiên duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Berlin với hy vọng thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại Nga.

Chính quyền Biden hồi tháng 5 năm ngoái đã từ bỏ các biện pháp trừng phạt của Quốc hội đối với đường ống. Vào tháng 7, chính quyền Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Đức rằng họ sẽ theo đuổi các biện pháp trừng phạt nếu Nga cố gắng "sử dụng năng lượng như một vũ khí hoặc có những hành động gây hấn hơn nữa đối với Ukraine".

Đường ống trị giá 11 tỉ USD, thuộc sở hữu của công ty khí đốt nhà nước Gazprom của Nga, giúp sưởi ấm 26 triệu ngôi nhà ở Đức với giá cả phải chăng.

Những người phản đối đường ống chạy qua Biển Baltic cho rằng nó có thể tạo cho Nga đòn bẩy nguy hiểm đối với châu Âu. Nord Stream 2 bỏ qua Ukraine - tước đi hàng tỉ USD phí vận chuyển khí đốt. Berlin đã hứa sẽ hoàn trả cho Ukraine phí vận chuyển mà nước này thiệt hại do đường ống dẫn đến ít nhất là đến năm 2024.

Đức cũng tỏ ra khá mơ hồ về việc liệu họ có đồng ý đóng cửa đường ống dẫn dầu nếu Nga tấn công Ukraine hay không, nhưng họ cũng không loại trừ hoàn toàn một động thái như vậy.

Trả lời câu hỏi về đường ống trong cuộc họp báo với người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg vào tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết "rõ ràng sẽ phải trả một cái giá đắt và mọi thứ sẽ phải được thảo luận nếu có can thiệp quân sự vào Ukraine".

Emily Haber, đại sứ Đức tại Mỹ hôm 26.1 nhắc lại: "Mỹ và Đức đã cùng tuyên bố vào mùa hè năm ngoái: nếu Nga sử dụng năng lượng làm vũ khí hoặc nếu có một hành vi vi phạm chủ quyền của Ukraine, Nga sẽ phải trả giá đắt", đồng thời cho biết: "Sẽ không có gì đáng để bàn nữa, kể cả Nord Stream 2".

Nhưng lập trường của Đức về viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine, cũng như Nord Stream 2, khiến chính quyền Biden phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa về cam kết của Berlin trong việc thách thức các mối đe dọa của Moscow đối với Kiev.

duc-my.jpg

Ngoại trưởng Antony Blinken hôm 26.1 cho biết Mỹ "hoàn toàn tin tưởng vào sự đoàn kết của Đức" khi đối đầu với Nga, nói thêm rằng "các quốc gia khác nhau có các cơ quan chức năng khác nhau, họ có năng lực khác nhau, họ có các lĩnh vực chuyên môn khác nhau và chúng ta đang đưa tất cả ra đương đầu".

Trong khi đó, trên Washington Post, Đại sứ Ukraine tại Đức nói rằng những lời hùng biện của Berlin về cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga là "quá mềm mỏng" và sẽ bị Putin coi là "dấu hiệu của sự yếu đuối và do dự".

Melnyk nói: “Đại đa số người dân Ukraine thậm chí còn tin rằng việc Đức không muốn hành động ngăn cản và không gây áp lực nặng nề với Điện Kremlin chẳng khác gì hơn một chính sách xoa dịu thuần túy”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đức không mặn mà gia nhập liên minh chống Nga khiến Ukraine chua chát, Mỹ bối rối