Thời gian qua, do thiếu khung pháp lý nên Bộ Tài chính đã yêu cầu tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ đầu năm 2018.

Dừng thanh toán quỹ đất cho dự án BT vì 'khoảng trống pháp lý'

06/10/2018, 07:20

Thời gian qua, do thiếu khung pháp lý nên Bộ Tài chính đã yêu cầu tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ đầu năm 2018.

Bộ Tài chính yêu cầu dừng thanh toán quỹ đất cho dự án BT - Ảnh: Internet

Vào cuối năm ngoái, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2018, thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn thiếu quy phạm pháp luật quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho dự án theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).

Do thiếu khung pháp lý nên ngày 28.3 năm nay, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các bộ, UBND thành phố các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1.1.2018 cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT có hiệu lực thi hành.

Việc luật đã có hiệu lực trong khi chưa có nghị định thi hành khiến nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng các nhà đầu tư tham gia dự án BT sẽ gặp nhiều rủi ro. Đặc biệt là việc khó nhận được bàn giao mặt bằng công trình dự án BT. Bên cạnh đó là việc chậm nhận được mặt bằng quỹ đất thanh toán đi kèm dự án nhất là trong trường hợp quỹ đất thanh toán chưa giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư đã ứng tiền cho cơ quan nhà nước để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo giới tại họp báo chuyên đề về việc xử lý khoảng trống pháp lý trong việc sử dụng tài sản công để thanh toán dự án BT ngày 5.10, ông Nguyễn Tân Thịnh - Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết Nghị định sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT chưa thể ban hành do vướng nhiều khó khăn.

Cụ thể, Luật Quản lý sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 1.1.2018. Về nguyên tắc luật có hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết phải có hiệu lực theo. Hiện tại, Chính phủ cũng đã ký ban hành 16 nghị định và quyết định của Thủ tướng quy định chi tiết về việc sử dụng tài sản công.

Với Nghị định sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT, ngay trong quá trình xây dựng luật, Bộ Tài chính đã có dự thảo. Sau đó, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan cũng rất khẩn trương trong việc soạn thảo, trình dự thảo Nghị định.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng dự thảo nghị định này gặp nhiều khó khăn vì liên quan nhiều vấn đề, quy định pháp luật khác nhau như: đầu tư, đất đai, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo theo giá thị trường, tránh thất thoát.

"Kể từ khi Luật Đầu tư công có hiệu lực từ ngày 1.1 mà dự thảo Nghị định chưa được ký ban hành, Bộ Tài chính đã biết sẽ xuất hiện khoảng trống pháp lý như hiện nay. Do đó, Chính phủ rất thận trọng trong việc hoàn thiện nghị định trước khi ban hành", ông Thịnh nhấn mạnh

Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh thêm về việc Nghị quyết đảm bảo không ảnh hưởng tới dự án đã thực hiện, đặc biệt là dự án đã ký kết hợp đồng BT.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dừng thanh toán quỹ đất cho dự án BT vì 'khoảng trống pháp lý'