Sau một cuộc họp khẩn ở Brussels ngày 24.6, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông báo với Anh về việc phải bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán để rời khỏi EU (Brexit) càng sớm càng tốt.

EU nhất trí cho Anh rời khỏi khối càng sớm càng tốt

Hà Ngọc Bách | 24/06/2016, 21:43

Sau một cuộc họp khẩn ở Brussels ngày 24.6, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông báo với Anh về việc phải bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán để rời khỏi EU (Brexit) càng sớm càng tốt.

"Hiện tạichúng tôi muốn Chính phủ Vương quốc Anh làm cho quyết định của người dân Anh có hiệu lực ngay khi có thể cho dù tiến trình này có thể gây đau đớn", tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo EU nhấn mạnh.

Tuyên bố trên đã được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (nước đang là chủ tịch luân phiên của EU) đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp ở Brussels (Bỉ) ngay sau khi kết quả trưng cầu dân ý ở Anh được công bố.

Cả bốn nhà lãnh đạo của EU nhấn mạnh rằng họ rất làm tiếc khi người dân Anh quyết định rời khỏi EU, nhưng khẳng định tôn trọng quyết định của Anh.

"Đây là một tình huống chưa từng có tiền lệ, nhưng chúng tôi đồng lòng trong phản ứng của chúng tôi", các nhà lãnh đạo EU cho biết trong tuyên bố chung của mình.

Theo quy định của EU, Anh sẽ phải tiến hành đàm phán về mối quan hệ mới với EU trước khi chính thức rút khỏi liên minh này. Dự kiến, tiến trình đàm phán để rời khỏi EU sẽ kéo dài khoảng 2 năm.Ngoài ra, Nghị viện Anh cũng sẽ phải thông qua các kế hoạch liên quan đến việc Anh rời khỏi EU.

Tại Berlin, Thủ tướng ĐứcAngela Merkel bày tỏ sự "hối tiếc sâu sắc" trước quyết định của Anh, nhưng lại nói rằng EU không nên rút ra "kết luận nhanh chóng và đơn giản" về vấn đề này vì có thể tạo ra sự chia rẽ mới và sâu sắc hơn. Nền tảng của cộng đồng EU là "lý tưởng hòa bình", bà Merkel cho biết.

Tổng thống Pháp François Hollande cũng nói rằng ông "rất lấy làm tiếc" khi Anh quyết định rời khỏi EU. Trong một tuyên bố trên truyền hình, ông Hollande nói rằng cuộc trưng cầu dân ý tại Anh là một thử thách để EU "tiến lên, châu Âu không thể hành động như trước đây".

Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz nói ông sẽ thảo luận với bà Merkel để "đưa ra hành động nhằm tránh một phản ứng dây chuyền" trong các quốc gia EU khác sau khi anh rời khỏi khối.

"Phản ứng dây chuyền được tổ chức bởi Eurosceptics (những người chống lại liên kết của EU) sẽ không xảy ra", ông Schulz nói. Ông Schulz nói thêm rằng EU là thị trường chung lớn nhất thế giới và "Anh đã cắt đứt quan hệ của họ với thị trường này. Điều đó sẽ có hậu quả và chúng tôi không tin rằng các nước khác sẽ được khuyến khích đi theo con đường nguy hiểm này".

Ông Donald Tusk thì tuyên bố rằng 27 thành viên còn lại của EU sẽ nhóm họp vào tuần tới để đánh giá tương lai của khối mà không có Anh. Ông Tusk cảnh báo "không có cách nào dự đoán được tất cả những hậu quả chính trị của sự kiện này, đặc biệt là hậu quả đối với Vương quốc Anh. Đây là một thời khắc lịch sử, nhưng không phải là thời điểm cho các phản ứng quá kích động".

Thiên Hà
Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU nhất trí cho Anh rời khỏi khối càng sớm càng tốt