Đó là nhận định của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings trong báo cáo về tình hình hiện tại và triển vọng năm 2014 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, vừa được công bố ngày 23.9.2013.

Fitch nhận định nỗ lực kích cầu không mấy hiệu quả

Một Thế Giới | 23/09/2013, 17:38

Đó là nhận định của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings trong báo cáo về tình hình hiện tại và triển vọng năm 2014 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, vừa được công bố ngày 23.9.2013.

           
Theo Fitch, phần lớn các ngân hàng Việt Nam vẫn chịu rủi ro cao về chất lượng tài sản, tính minh bạch còn yếu, quá trình cải cách hệ thống ngân hàng còn chậm chạp.
Fitch dự báo GDP Việt Nam sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 5,5% trong giai đoạn 2014 – 2015 (năm 2013 là 5%) – khá thấp so với tốc độ tăng trưởng trong suốt thập kỷ vừa qua.
Kể từ đầu năm 2011, các chính sách vĩ mô ổn định đã giúp giảm bớt biến động của lãi suất, tỉ giá và lạm phát. Đồng thời, những yếu tố cơ bản ổn định trên diện rộng cũng góp phần tăng cơ hội để ngành ngân hàng hồi phục. Tuy nhiên, các cải cách vẫn còn rất chậm chạp với một phần nguyên nhân có thể là do Chính phủ lo ngại sẽ thổi phồng các vấn đề trong bối cảnh nền kinh tế vốn đã mong manh.
Các nỗ lực kích cầu nội địa cũng không mấy hiệu quả bởi các ngân hàng và người đi vay lo ngại về tính ổn định của môi trường kinh doanh. Tăng trưởng tín dụng tính từ đầu năm đến tháng 8 vừa qua chỉ đạt 6% (cùng kỳ năm 2012 đạt 9%).
Fitch dự báo bất kỳ sự hồi phục nào của hệ thống ngân hàng cũng sẽ diễn ra một cách chậm chạp và phụ thuộc vào tốc độ cũng như mức độ hiệu quả của quá trình cải cách. Công ty Quản lý tài sản (VAMC) có thể không giải quyết được vấn đề chất lượng tài sản trong tương lai gần bởi quy định về hoạt động của VAMC vẫn còn chưa rõ ràng. Thêm vào đó, luật lệ để cải thiện tính minh bạch của dữ liệu về chất lượng tài sản đã bị hoãn lại cho tới tháng 6.2014 (Thông tư 02). Trong trung hạn, quá trình sáp nhập các ngân hàng và cải cách doanh nghiệp nhà nước sẽ diễn ra chậm.
Dữ liệu về nợ xấu thiếu minh bạch và nền kinh tế vĩ mô còn gặp nhiều khó khăn vẫn là những rủi ro có thể làm suy yếu các ngân hàng. VAMC có thể xóa bỏ nợ xấu nhưng không thể làm như vậy đối với khoản lỗ của các ngân hàng. Theo Fitch, nợ xấu ở mức 15% cùng với mức lỗ 80% sẽ khiến tỉ lệ an toàn vốn cấp 1 (CAR) của các ngân hàng lớn bị hạ xuống mức 1% (báo cáo được công bố hồi cuối tháng 6 đưa ra con số là 10%).
Điều này, cùng với áp lực về chất lượng tài sản và lợi nhuận, sẽ làm giảm nhu cầu về nguồn vốn mới. Do đó, Fitch cho rằng các ngân hàng khó có thể mua lại các ngân hàng khác, đặc biệt là đối với những ngân hàng nhỏ và vừa. Luật quy định về tỉ lệ sở hữu khiến các nhà đầu tư nước ngoài chùn bước trong khi các nhà đầu tư trong nước không mấy mặn mà.
Rủi ro bị hạ xếp hạng có thể xuất hiện nếu như môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn và đe dọa đến khả năng thanh toán của các nân hàng, người gửi tiền mất niềm tin hoặc xếp hạng quốc gia bị hạ bậc.
Mặc dù vậy, Fitch vẫn đặt triển vọng ổn định cho hệ thống ngân hàng Việt Nam bởi xếp hạng ở mức “B” với triển vọng ổn định.
           
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Fitch nhận định nỗ lực kích cầu không mấy hiệu quả