11 tháng qua, số doanh nghiệp (DN) dừng hoạt động là 158,8 nghìn, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 14,4 nghìn DN dừng hoạt động.
Thị trường và chính sách

Gần 160 nghìn DN ngừng hoạt động 11 tháng qua

Sơn Lam 29/11/2023 14:40

11 tháng qua, số doanh nghiệp (DN) dừng hoạt động là 158,8 nghìn, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 14,4 nghìn DN dừng hoạt động.

Mỗi tháng có 14,4 nghìn DN dừng hoạt động

Theo Báo cáo Kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong tháng 11, cả nước có 14.267 DN thành lập mới, giảm 7,6% so với tháng trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; có 6.562 DN quay trở lại hoạt động, tăng 16,6% và tăng 4,7%.

Ngoài ra, có 4.510 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 18% và tăng 12,6%; 6.598 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 34,7% và tăng 29,5%; 1.443 DN hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,9% và tăng 1,5%.

Tính chung 11 tháng năm nay, cả nước có 201,5 nghìn DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 18,3 nghìn DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

dn-dong.jpeg
Số DN dừng hoạt động vẫn tiếp tục tăng

Số DN dừng hoạt động là 158,8 nghìn, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 14,4 nghìn DN dừng hoạt động.

CPI tháng 11 tăng 3,45%

Báo cáo cũng cho biết, CPI tháng 11 tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,25% so với tháng trước. Lạm phát cơ bản tăng 4,27%.

Nguyên nhân CPI tháng 11 tăng 0,25% được Tổng cục Thống kê lý giải là do một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023, tăng học phí theo Nghị định số 81/2021 và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu.

Trong mức tăng 0,25% của CPI tháng 11, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, riêng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình không biến động.

Báo cáo cũng cho thấy, bình quân 11 tháng năm nay, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước.

Các yếu tố làm tăng CPI trong 11 tháng gồm chỉ số giá nhóm vé máy bay bình quân tăng 87,29% so với cùng kỳ năm trước; nhóm giáo dục tăng 7,35%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,67%, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 6,17%; nhóm điện sinh hoạt tăng 4,55%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,36%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,51%.

Lạm phát cơ bản tháng 11.2023 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,22%).

dn-3.png
Bình quân 11 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2022

Trong đó, bình quân giá xăng dầu trong nước 11 tháng năm 2023 giảm 12,12% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 7,5% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Chỉ số giá vàng tháng 11.2023 tăng 2,77% so với tháng trước; tăng 8,8% so với tháng 12.2022; tăng 9,29% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 11 tháng năm 2023 tăng 3,38%.

Sản xuất công nghiệp có xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê cho biết Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11.2023 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, các DN sản xuất nỗ lực tìm kiếm đơn hàng để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm cũng như chuẩn bị hàng hóa phục vụ tiêu dùng dịp cuối năm nên sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực.

Trong mức tăng của tháng 11, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,3%; riêng ngành khai khoáng giảm 3,8%.

dn-2.jpeg
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11.2023 ước tính tăng 3% so với tháng trước

Tính chung 11 tháng năm 2023, IIP ước tăng 1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,4%).

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 1,1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,7%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,2%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,9%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 2,8%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

11 tháng qua, chỉ số sản xuất của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp 2 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: Sản phẩm từ cao su và plastic tăng 11,8%; khai thác quặng kim loại tăng 11,1%; sản phẩm thuốc lá tăng 10,5%; hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 8,6%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 8,4%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 7,1%; chế biến thực phẩm tăng 6,2%; dệt tăng 5,9%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 1,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 2,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 3,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 3,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 4,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 9%.

IIP 11 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 50 địa phương và giảm ở 13 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Ngoài ra, số lao động đang làm việc trong các DN công nghiệp tại thời điểm ngày 1.11.2023 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,2% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực DN Nhà nước tăng 0,1% và giảm 1,4%; DN ngoài Nhà nước tăng 0,6% và giảm 1,7%; DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1% và tăng 0,6%.

Bài liên quan
Dự án chính quyền số TP.Hải Phòng: Gia tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp
UBND TP.Hải Phòng vừa khai trương Dự án Chính quyền số TP.Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 160 nghìn DN ngừng hoạt động 11 tháng qua