Đó là thông tin được đưa ra tại buổi công bố Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam diễn ra ngày 31.8 tại Hà Nội.

Gần 270.000 tỉ đồng đầu tư cho ngành than đến 2030

tuyetnhung | 01/09/2016, 14:43

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi công bố Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam diễn ra ngày 31.8 tại Hà Nội.

Tập trung đầu tư tối đa cho ngànhthan

Nhằm xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển, có sức cạnh tranh cao, có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than và đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sảnxuất điện, bản Quy hoạch ngành than Việt Nam chỉ rõ tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 sẽ vào khoảng 269.003 tỉ đồng, bình quân khoảng 17.934 tỉ đồng/năm.

Trong đó, giai đoạn đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư sẽ vàokhoảng hơn 95.000 tỉ đồng (bình quân hơn 19.000 tỉ đồng/năm); Giai đoạn 2021-2030 nhu cầu vốn đầu tư sẽ vàohơn 172.000 tỉ đồng (bình quân 17.000 tỉ đồng/năm). Vốn đầu tư phát triển ngành than theo Quy hoạch dự kiến thu xếp từ các nguồn vốn tự có, vốn vay thương mại, vay ưu đãi và huy động qua thị trường chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Bản Quy hoạch cũng nêu rõ, về thăm dò than, tại bể than Đông Bắc, đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành công tác thăm dò đến mức (âm) -300m (như các mỏ mở Bảo Đài, Đông Triều – Phả Lại, vịnh Cuốc Bê, Đông Quảng Lợi) và một số khu vực dưới -300m đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên; Phấn đấu đến hết 2025 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ than để huy động vào thiết kế khai thác trong giai đoạn 2021-2030 và giai đoạn sau 2030. Phấn đấu đến năm 2030 sẽnâng cấp phần tài nguyên còn lại từ cấp 333, 334a và 334b lên cấp 222 và 332.

Với bể than sông Hồng, quy hoạch đặt ra trước năm 2020 làhoàn thành công tác thăm dò than khu Nam Thịnh và một phần mỏ Nam Phú II (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) để phục vụ lập và thực hiện dự án thử nghiệm; Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than sông Hồng và kết quả thực hiện các dự án thử nghiệm, tiến hành thăm dò mở rộng làm cơ sở để phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ hợp lý.

Về khai thác than, sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành than trong các giai đoạn của quy hoạch sẽ rơi vào khoảng 41- 44 triệu tấn vào năm 2016; 47 - 50 triệu tấn vào năm 2020; 51 - 54 triệu tấn vào năm 2025 và 55 - 57 triệu tấn vào năm 2030. Trong đó, bể than sông Hồng giai đoạn 2021-2030 thực hiện dự án thử nghiệm sẽ làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển mỏ với quy mô công nghiệp; phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm quy đổi khoảng 0,5 - 1,0 triệu tấn vào năm 2030.

Về tổn thất than, quy hoạch phấn đấu đến 2020 sẽ giảm tỷ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp hầm lò xuống khoảng 20% và dưới 20% sau năm 2020; tỷ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp lộ thiên xuống khoảng 5% và dưới 5% sau năm 2020.

Trữ lượng gần50 tỉ tấn

Tại buổi công bố, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biếttính đến nay, tổng trữ lượng vàtài nguyên than khoảng 48,88 tỉ tấn, gồm 2,26 tỉ tấn trữ lượng và 46,62 tỉ tấn tài nguyên; trong đó trữ lượng và tài nguyên than huy động vào quy hoạch khoảng 3,05 tỉ tấn gồm 1,22 tỉ tấn trữ lượng và 1,83 tỉtấn tài nguyên.

Theo đó, ông Thọ nhấn mạnh quan điểm phát triển tại Quy hoạch này là khai thác đáp ứng tối đa cho tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước; đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; đảm bảo xuất nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng.

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, đối mặt với nhiều khó khăn như tài nguyên hạn chế, giá năng lượng nói chung và giá than nói riêng giảm, lãnh đạo Tổng cục Năng lượng cho biếtđối với chính sách nhà nước, sẽ xây dựng cơ chế đặc thù đủ điều kiện cho quy hoạch ngành than đúng như hiện hành. Ngoài ra, cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than trong nước để chuẩn bị cho sự phát triển bền vững của ngành; Nghiên cứu phát triển, ứng dụng các công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến để giảm tỷ lệ tổn thất trong khai thác than.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 270.000 tỉ đồng đầu tư cho ngành than đến 2030