Trong bối cảnh các nước sản xuất dầu mỏ đã không đạt được một thỏa thuận nào tại Hội nghị Doha, các nhà phân tích của công ty tư vấn đầu tư Sanford C.Bernstein&Co lại nhìn thấy một lối thoát cho giá dầu: nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng trở lại.
Hội nghị Doha diễn ra vào ngày 17.4 vừa qua đã thất bại khi các nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới không đạt được thỏa thuận về hạn chế nguồn cung.
Sau cuộc họp, giá dầu thế giới đã giảm mạnh nhất trong hai tháng qua sau thời gian hồi phục nhẹ. Cụ thể, giá dầu Brent chuẩn giảm hơn 5%, xuống còn 40,87 USD/thùng.
Tuy nhiên, bản phân tích của Công ty C.Bernstein&Co lại chỉ ra một tương lai sáng sủahơn cho ngành dầu mỏ thế giới. Theo bản phân tích, các nhà đầu tư dầu mỏ sẽ lại có thể thu lời trong vòng một thập niên tới khi giá dầu sẽ tăng trở lại do nhu cầu về dầu mỏ tăng cao.
Cụ thể, nhà phân tích Neil Beveride thuộc Công ty Bernstein cho biếtcác nền kinh tế mới nổi sẽ khiến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng 1,4% mỗi năm cho đến năm 2020. Nhu cầu này sẽ đạt đỉnh vào khoảng 2030-2035 và cũng khiến cho giá dầu đạt trần trước khi bước vào một thời kỳmất giá mới.
“Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng sẽ lại có một chu kỳtăng trở lại và đạt đỉnh vào khoảng năm2030-2035”, theo phân tích của Công ty Bernstein.
Cũng theo phân tích này, thế giới sẽ có nguồn cung dầu dồi dào với giá trung bình vào khoảng 60-70 USD/thùng kéo dài trong một thập niêntới. Giá dầu tương đối thấp này sẽ khuyến khích việctiêu thụ dầu mỏ nhiều hơn, và nhu cầu về dầu mỏ trong thời kỳ2016-2020 sẽ phá kỷlục trước đó của thời kỳ2001-2005.
Phân tích này cũng chỉ ra rằngcác nền kinh tế mới nổi sẽ đóng vai trò thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, từ 94,6 triệu thùng/ngày trong năm 2015 lên 100 triệu thùng vào năm 2020, và trong thời kỳ2030-2035, nhu cầu sẽ đạt đến 108 triệu thùng,ngày. Còn tại các nước phát triển, nhu cầu dầu thô sẽ tiếp tục giảm vì sự phát triển khoa học công nghệ giúp tăng hiệu quả sử dụng xăng dầu cũng như người tiêu dùng chuyển sang dùng các loại nhiên liệu khác.
Tuy nhiên, trong dài hạn, khi xu hướng tiết kiệm năng lượng đóng vai trò chủ đạo và chuyển sang sử dụng các loại năng lượng sạch, nhu cầu dầu mỏ sẽ chỉ còn 20 triệu thùng/ ngày vào năm 2100. Khi điều này xảy ra, việc cắt giảm sản lượng dầu và sự phát triển kinh tế sẽ không còn có thể thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ tăng trở lại nữa.
“Khi các quốc gia ngày càng trở nên thịnh vượng hơn, đô thị hóa mạnh hơn và có nền kinh tế có tỷ lệngành dịch vụ chiếm đa số, thì nhu cầu về dầu mỏ sẽ giảm”, bản phân tích kết luận.
Cẩm Bình (theo Bloomberg)