Thời kỳ 2021-2025, TP.Hà Nội dự kiến mức đầu tư cho văn hóa chiếm 2% tổng thu ngân sách TP.
Văn hóa

Hà Nội sẽ dành 2% ngân sách cho phát triển văn hóa

Tuyết Nhung 23/07/2024 16:15

Thời kỳ 2021-2025, TP.Hà Nội dự kiến mức đầu tư cho văn hóa chiếm 2% tổng thu ngân sách TP.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo khoa học "50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" ngày 23.7.

image_gallery.jpg
Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội thảo khoa học

Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội và luôn nhất quán quan điểm đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa.

"Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước có một nghị quyết của cấp ủy về phát triển công nghiệp văn hóa. Điều này nhằm hiện thực hóa chủ trương văn hóa là nguồn lực nội sinh, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của Thủ đô", Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Trong 40 năm đổi mới vừa qua, nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển văn hóa, con người thủ đô được quan tâm tăng lên qua từng giai đoạn, mức đầu tư cho văn hóa tăng dần theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Thời kỳ 2021-2025, dự kiến mức đầu tư cho văn hóa chiếm 2% tổng thu ngân sách TP.

Trong đó, cơ cấu kinh tế thủ đô chuyển biến tích cực, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng cao (chiếm khoảng 65%), GRDP phục hồi và tăng trưởng mạnh, năm sau tăng hơn năm trước và tăng hơn mức tăng trưởng chung của cả nước, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 6.000 USD/người/năm, tầng lớp trung lưu tăng nhanh... Hà Nội đang trở thành một thành phố năng động, phát triển, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân thủ đô được nâng cao.

Trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ 17, Thành ủy và HĐND TP đã ban hành nghị quyết về phát triển 3 lĩnh vực trụ cột của phát triển bền vững gồm: văn hóa, giáo dục và y tế với ngân sách đầu tư 42.000 tỉ đồng, trong đó lĩnh vực văn hóa là 14.200 tỉ đồng.

"Đây là mức đầu tư lớn nhất trong số các địa phương cũng như của TP.Hà Nội từ trước đến nay, để phát triển toàn diện, đồng bộ trên các mặt; đồng thời để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực trên địa bàn TP, đặc biệt là hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân", ông Nguyễn Văn Phong cho biết.

PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đánh giá: "Hà Nội là ngọn hải đăng dẫn dắt sự phát triển công nghiệp văn hóa của cả nước. Với Nghị quyết 09 của Thành ủy cùng hàng loạt các chương trình, chỉ thị, kế hoạch…, Thủ đô thực sự đã có nhiều bứt phá trong lĩnh vực văn hóa".

Cũng theo PGS-TS Bùi Hoài Sơn, để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, Hà Nội cần nhiều hơn không gian sáng tạo, sự kiện sáng tạo để hình thành con người sáng tạo. Đó là điều cơ bản để phát triển công nghiệp văn hóa, hoàn thành mục tiêu đề ra.

Bài liên quan
Bến Tre: Khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch
Tối nay 6.6, UBND huyện Châu Thành đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khai mạc “Tuần lễ văn hóa - du lịch huyện Châu Thành lần thứ 2 - năm 2024” với chủ đề "Châu Thành - Điểm hội tụ du lịch xanh”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội sẽ dành 2% ngân sách cho phát triển văn hóa