Một số nhà quan sát nhận định sau khi được Hàn Quốc “mở rộng cửa”, Trung Quốc đang tìm cách tham gia nhiều hơn vào đàm phán về chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên và làm giảm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Hàn Quốc chấp nhận cho Trung Quốc tham gia đàm phán hòa bình

Cẩm Bình | 06/08/2018, 10:09

Một số nhà quan sát nhận định sau khi được Hàn Quốc “mở rộng cửa”, Trung Quốc đang tìm cách tham gia nhiều hơn vào đàm phán về chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên và làm giảm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Bên lề một hội nghị của ASEAN tại Singapore, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định có thể đạt được một tuyên bố chấm dứt cuộc chiến giữa hai miền thông qua đàm phán có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đúng theo nguyện vọng của người dân bán đảo Triều Tiên

Ngoại trưởng Vương cũng nhấn mạnh Bình Nhưỡng nên tiếp tục đi con đường phi hạt nhân hóa, còn Washington nên xem xét lợi ích của quốc gia Đông Bắc Á này.

Giới lãnh đạo cấp cao Trung-Triều trong những tháng gần đây thường xuyên gặp gỡ. Ông Kim Jong-un đã sang thăm cường quốc láng giềng 3lần, quan chức hai nước cũng có nhiều cuộc thảo luận bàn đến tăng cường hợp tác kinh tế.

Vai trò của Bắc Kinh tại bán đảo trở nên bất định sau khi lãnh đạo Hàn-Triều hội kiến và nhất trí làm việc cùng nhau để chính thức kết thúc chiến tranh.

Về lý thuyết thì hai miền vẫn đang trong tình trạng chiến tranh kể từ năm 1950 tới nay, do cuộc chiến được kết thúc bằng thỏa thuận đình chiến chứ không phải một hiệp ước hòa bình.

Sau cuộc gặp thượng đỉnh Hàn-Triều, ông Kim lại có cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Donald Trump. Một số quan chức Seoul tiết lộ ý định ban đầu của nước này là tổ chức đàm phán hòa bình giữa hai miền Triều Tiên với Mỹ, và chỉ cho Trung Quốc tham gia trong giai đoạn sau.

Nhưng theo một nguồn tin ngoại giao của tờ Bưu điện Hoa Nam buối sáng (SCMP), Hàn Quốc đã thay đổi quan điểm. Họ thừa nhận vai trò của Bắc Kinh, nên đang bàn bạc cách đưa cường quốc châu Á này vào quá trình đàm phán hòa bình ngay từ đầu.

Giữa tháng 7 vừa qua, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì đã sang thăm và hội đàm với ông Chung Eui-yong, lãnh đạo Văn phòng An ninh quốc gia của Tổng thống Hàn Quốc. Nhiều vấn đề song phương được đem ra thảo luận.

Nguồn tin của SCMP cho biết: “Hiện tại thì Hàn Quốc chấp nhận sự tham gia của Trung Quốc, mặc dù không chính thức lên tiếng. Đây là một thay đổi lớn. Seoul vốn dĩ muốn tuyên bố kết thúc chiến tranh với Washington và Bình Nhưỡng, sau đó để Bắc Kinh góp mặt trong việc đưa ra một hiệp ước hòa bình. Nhưng nay Trung Quốc rất có thể là một phần của tuyên bố”. Có khả năng chính Triều Tiên lên tiếng yêu cầu cho nước láng giềng tham gia quá trình này, nguồn tin nhận định.

Lãnh đạo Hàn-Triều hội kiến và nhất trí làm việc cùng nhau để chính thức kết thúc chiến tranh - Ảnh: SBS

Với Bắc Kinh, được tham gia đàm phán hòa bình ngay từ đầu giúp nước này tối đa hóa lợi ích của mình cũng như đối phó với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Theo giáo sư chính trị học Hán Ân Trạch (Enze Han) thuộc Đại học Hồng Kông: “Lợi ích quốc gia của Trung Quốc là phá vỡ liên minh an ninh của Mỹ. Nếu Hàn-Triều có được mối quan hệ hòa bình, vậy số phận lực lượng quân đội Mỹđóng tại bán đảo sẽ ra sao?”.

Một đồng nghiệp của ông Hán là giáo sư Hồ Vĩ Tinh lại cho rằng Bắc Kinh sẽ tìm cách thông qua đàm phán hòa bình để yêu cầu loại bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) khỏi lãnh thổ Seoul.

Tuy nhiên, cho phép Trung Quốc tham gia đàm phán hòa bình có thể khiến Mỹ phản ứng dữ dội. Trong vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên, hai cường quốc này thời gian qua đã có không ít mâu thuẫn.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây nhất đã khẳng định trừng phạt với Bình Nhưỡng vẫn còn cần thiết, do đó tất cả các quốc gia khác bao gồm cả Bắc Kinh đều phải phải tiếp tục duy trì cấm vận. Tổng thống Trump trước đó từng nhiều lần cho rằng Trung Quốc đang tìm cách làm gián đoạn nỗ lực phi hạt nhân hóa mà Mỹ theo đuổi.

Theo nhà nghiên cứu Hong Hyun-ik của Viện Sejong, mục tiêu của Washington là sử dụng đối thoại song phương để kéo Bình Nhưỡng ra khỏi tầm ảnh hưởng của cường quốc láng giềng.

Cũng theo ông Hong: “Đặt THAAD tại Hàn Quốc giúp Mỹ giảm thiểu chi phí an ninh nhưng vẫn duy trì ảnh hưởng tại khu vực”.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
TikTok hiện thông báo tạm ngừng hoạt động ở Mỹ, nhắc đến ông Trump, vẫn khả dụng tại Việt Nam
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ hôm 19.1 trước khi lệnh cấm liên bang với ứng dụng video ngắn do tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) sở hữu có hiệu lực, cắt đứt quyền truy cập vào nền tảng có hơn 170 triệu người dùng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc chấp nhận cho Trung Quốc tham gia đàm phán hòa bình