Lầu Năm Góc không thiết tha với đề nghị thành lập lực lượng không gian mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra, vì Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho rằng binh chủng này sẽ làm gia tăng bộ máy quan chức và chi phí không mong muốn.

Ý tưởng lập binh chủng không gian của ông Trump khó thành hiện thực

Cẩm Bình | 05/08/2018, 13:31

Lầu Năm Góc không thiết tha với đề nghị thành lập lực lượng không gian mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra, vì Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho rằng binh chủng này sẽ làm gia tăng bộ máy quan chức và chi phí không mong muốn.

Dự kiến trong tuần tới, Lầu Năm Góc sẽ công bố kết quả nghiên cứu về tính khả thi của việc thành lập Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ (US Space Command), nhằm củng cố vị thế các lực lượng tác chiến không gian và ngăn chặn ý tưởng lập một binh chủng không gian riêng. Bất kỳ đề xuất xây dựng thêm một binh chủng riêng biệt sẽ không được bàn luận cho đến năm sau.

Trước khi Tổng thống Trump vào tháng 6 tuyên bố muốn có lực lượng không gian, Bộ trưởng Mattis đã lên tiếng phản đối xây dựng thêm một binh chủng của quân đội Mỹ. Ông cho biết chuyện này cần phải được lên kế hoạch rất chi tiết, do đó cho ra đời Bộ Tư lệnh Không gian sẽ hợp lý hơn

Bộ trưởng Mattis hiện bắt tay với một số thành viên đảng Cộng hòa chủ chốt có cùng quan điểm, trong đó có James Inhofe, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Bộ Tư lệnh Không gian nếu được thành lập sẽ chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của lực lượng không gian trực thuộc những binh chủng hiện tại.

Tổng thống Trump ngày 31.7 cho biết đã chỉ thị Lầu Năm Góc bắt đầu quá trình xây dựng lực lượng không gian, nhưng ông đã bỏ đi cụm từ “riêng biệt và bình đẳng” với những binh chủng khác như đề cập trước đó. Ba ngày sau, nhà lãnh đạo này lại nhắc đến lực lượng không gian trong bình luận về một hoạt động của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA).

Mật độ đề cập chuyện này nhiều bất thường, nhưng mức độ rõ ràng lại ít. Cựu quân nhân không quân Mỹ Brian Weeden, hiện đang giữ chức giám đốc kế hoạch chính sách không gian của tổ chức phi lợi nhuận Secure World, cho biết: “Hiện tại không có đề xuất cụ thể cho biết lực lượng không gian là đơn vị ra sao, hay hoạt động như thế nào. Đây giống như một khái niệm mang tính lý thuyết”.

Chiến đấu cơ F-15A phóng một tên lửa chống vệ tinh - Ảnh: US Air Force

Cũng theo ông Weeden, lập một binh chủng mới không giúp giải quyết yêu cầu bảo vệ lợi ích của Mỹ trên không gian, vì chiếu theo luật thì nó sẽ chỉ có thể tuyển dụng, đào tạo, vũ trang cho quân nhân chứ không tác chiến. Đó là lý do phương án Bộ Tư lệnh Không gian được tính đến. Một bộ tư lệnh như vậy sẽ là đơn vị tác chiến.

Bên cạnh vấn đề về tổ chức, vai trò của Lầu Năm Góc trong tác chiến không gian cũng đang được xem xét kỹ lưỡng, do một sự thật không thể phủ nhận là Washington ngày càng phụ thuộc nhiều hệ thống vệ tinh. Vệ tinh cung cấp thông tin liên lạc, định vị, tin tình báo cùng nhiều dịch vụ khác cho quân đội lẫn nền kinh tế, nhưng hiện nay chúng là mục tiêu dễ bị tấn công. Một báo cáo đầu năm 2018 của giới tình báo Mỹ tiết lộ Nga và Trung Quốc đều đang phát triển vũ khí chống vệ tinh để sử dụng trong chiến tranh tương lai.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ý tưởng lập binh chủng không gian của ông Trump khó thành hiện thực