Hơn 1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phải rời Mỹ trong bối cảnh Washington siết chặt chiến dịch xử lý các đối tượng "đánh cắp công nghệ".
Hàng nghìn nhà nghiên cứu Trung Quốc vội vã 'tháo chạy' khỏi Mỹ
Hoàng Vũ (theo Reuters)`|03/12/2020, 10:05
Hơn 1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phải rời Mỹ trong bối cảnh Washington siết chặt chiến dịch xử lý các đối tượng "đánh cắp công nghệ".
Theo Reuters, John Demers, Giám đốc Bộ phận An ninh Quốc gia thuộc Bộ Tư pháp Mỹ, hôm 2.12 cho biết hàng loạt nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã rời Mỹ khi bộ này khởi tố nhiều vụ án hình sự nhằm vào các gián điệp kinh tế và công nghệ.
"Chỉ người Trung Quốc mới có đủ nguồn lực, khả năng cũng như ý chí để tham gia những hoạt động gây ảnh hưởng nước ngoài mà các cơ quan Mỹ đã phát hiện trong những năm gần đây", ông Demers nhấn mạnh.
Một quan chức khác cho biết thêm, nhóm này khác với những người thuộc nhóm mà Bộ Ngoại giao Mỹ đề cập đến hồi tháng 9 khi Washington quyết định thu hồi thị thực (visa) của hơn 1.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Trung Quốc bị cho là mang lại "nguy cơ an ninh".
Theo quan chức Bộ Tư pháp Mỹ, các nhà nghiên cứu mà ông Demers đề cập đến là những người mà giới chức Mỹ tin rằng có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc (PLA) và đã rời Mỹ sau khi Cục điều tra liên bang (FBI) tiến hành các cuộc thẩm vấn ở hơn 20 thành phố và Bộ Ngoại giao Mỹ đóng lãnh sự quán của Trung Quốc ở Houston hồi tháng 7.
Trong khi đó, William Evanina, người đứng đầu bộ phận phản gián của Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ (ODNI), cho biết các đặc vụ Trung Quốc đã nhắm đến các thành viên trong chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden và những người thân cận.
Tuy nhiên, Evanina không nêu chi tiết về điều này. Ông khẳng định các nhà nghiên cứu Trung Quốc rơi vào "tầm ngắm" của Washington "đều đến Mỹ theo lệnh của chính phủ Trung Quốc".
Phía Bắc Kinh cho rằng, chiến dịch thu hồi hàng loạt thị thực của sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc mà Mỹ áp dụng hồi đầu năm nay hoàn toàn mang "động cơ chính trị".
Quan hệ Washington - Bắc Kinh hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, với một loạt bất đồng trong các vấn đề như nguồn gốc COVID-19, cách Trung Quốc ứng phó dịch bệnh, vấn đề dự luật an hinh quốc gia tại Hồng Kông và Tân Cương, Đài Loan và Biển Đông.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là một trong những nhóm giải pháp, nhiệm vụ quan trọng tại Chỉ thị 30 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.