Hiệp hội May mặc & Giày dép Mỹ (AAFA) vừa kêu gọi Chính phủ Mỹ gửi thêm vắc xin cho Việt Nam nhằm duy trì chuỗi cung ứng hàng loạt thương hiệu thời trang của họ.

Hiệp hội May mặc & Giày dép Mỹ kêu gọi Nhà Trắng cung cấp thêm vắc xin cho Việt Nam

Anh Tú | 29/07/2021, 09:05

Hiệp hội May mặc & Giày dép Mỹ (AAFA) vừa kêu gọi Chính phủ Mỹ gửi thêm vắc xin cho Việt Nam nhằm duy trì chuỗi cung ứng hàng loạt thương hiệu thời trang của họ.

Hôm 27.7, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của AAFA Steve Lamar đã gửi thư tới Tổng thống Mỹ Joe Biden. Được biết, AAFA là Hiệp hội đại diện cho các thương hiệu thời trang toàn cầu như Adidas, Gap...

Trong thư, ông Steve Lamar kêu gọi Chính phủ Mỹ gửi thêm vắc xin cho Việt Nam, bao gồm cả vaccine AstraZeneca từ kho dự trữ. Theo ông, hành động này không chỉ cứu sống hàng triệu sinh mạng mà còn có thể thúc đẩy kinh tế Mỹ phục hồi.

"Thành công của ngành may mặc, giày dép Mỹ, và hơn 3 triệu công nhân Mỹ phụ thuộc trực tiếp vào các nhà cung cấp trên khắp thế giới. Do đó, sự thành công của chúng tôi phụ thuộc trực tiếp vào sức khoẻ, theo đúng nghĩa đen, của ngành công nghiệp Việt Nam", Steve Lamar viết trong thư.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của AAFA không quên nhắc Việt Nam là nhà cung cấp hàng dệt may, giày dép lớn thứ hai cho thị trường Mỹ, chiếm 20% tổng lượng hàng nhập khẩu của nước này. Các doanh nghiệp cung ứng của các ngành này thường tập trung nhiều ở TP.HCM và các tỉnh lân cận, với lực lượng lao động khoảng 4 triệu người.

Ông Steve Lamar nhận định không có vắc xin thì không có cách nào để người lao động trở lại làm việc an toàn. Điều này có thể dẫn đến những thiệt hại không đáng có và khiến hàng trăm nghìn công nhân – những người đóng góp cho cả kinh tế Việt Nam và Mỹ, đối mặt với nhiều thách thức khi các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.

Được biết AAFA là một trong 76 hiệp hội, tổ chức kinh doanh lớn nhất của nước Mỹ trong các lĩnh vực từ thực phẩm đến thời trang đã viết đòi Đại diện Thương mại không được sử dụng đến thuế quan như một biện pháp gây khó trong các tranh chấp thương mại với Việt Nam.

"Nếu chính quyền có lo ngại về các yếu tố trong mối quan hệ thương mại của Mỹ với Việt Nam, thì cần phải có sự hợp tác - chứ không phải thêm thuế quan", 76 nhóm trong đó có AAFA, Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia và Hiệp hội Internet - có các thành viên bao gồm Amazon .com Inc. và Google của Alphabet Inc. – bày tỏ trong một bức thư gửi cho Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai vào 14.7.

Ngày 23.7, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã công bố quyết định chính thức về cuộc điều tra Mục 301 về các hoạt động tiền tệ của Việt Nam.

Theo đó cơ quan này sẽ không có hành động thuế quan nào chống lại Việt Nam. Tuyên bố của USTR cho biết thỏa thuận đạt được giữa Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề đang được điều tra và do đó không có hành động thương mại nào được tiến hành vào thời điểm này. Đồng thời, tuyên bố cho biết USTR phối hợp với Bộ Tài chính Mỹ sẽ giám sát việc thực hiện của Việt Nam trong tương lai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiệp hội May mặc & Giày dép Mỹ kêu gọi Nhà Trắng cung cấp thêm vắc xin cho Việt Nam