Theo một báo cáo điều tra mới được công bố, nhiều tổ chức tín dụng cho biết tình hình kinh doanh của họ đang được cải thiện và dần ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động ngân hàng có thực sự lạc quan như kỳ vọng hay không khi nợ xấu tại các nhà băng hiện vẫn cao và rủi ro hoạt động còn lớn?

Hoạt động ngân hàng có thực sự lạc quan như kỳ vọng?

Một Thế Giới | 20/10/2015, 10:51

Theo một báo cáo điều tra mới được công bố, nhiều tổ chức tín dụng cho biết tình hình kinh doanh của họ đang được cải thiện và dần ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động ngân hàng có thực sự lạc quan như kỳ vọng hay không khi nợ xấu tại các nhà băng hiện vẫn cao và rủi ro hoạt động còn lớn?

Vụ Dự báo - Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) mới đây vừa công bố Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Việt Nam. Theo khảo sát này, các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các tổ chức tài chính đang có sự cải thiện hơn so với năm 2015. Đa phần các tổ chức tín dụng nhận định tình hình kinh doanh của họ đang được cải thiện và dần ổn định.
Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả không hẳn lạc quan như vậy.Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, hệ thống ngân hàng hiện tại vẫn tồn tại nhiều khó khăn và rủi ro. Nợ xấu tại các ngân hàng vẫn cao, rủi ro hoạt động ngân hàng còn lớn và lợi nhuận không được lạc quan như kỳ vọng.
Theo đó, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng tính đến ngày 30.6.2015 là 3,72%, tương đương 159.300 tỉ đồng. Tính đến ngày 30.9.2015, con số này ước tính giảm về mức 3% như chỉ tiêu mà NHNN đặt ra.
Với dư nợ toàn nền kinh tế khoảng 4,39 triệu tỉ đồng, nợ xấu hiện nay khoảng 130.000 tỉ đồng.
Mặt khác, nợ xấu không hẳn được xử lý triệt để. Thay vào đó, nhiều ngân hàng sẽ bán nợ cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Khi bán nợ xấu cho VAMC, các ngân hàng có thể bỏ nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán thế nhưng vẫn chịu trách nhiệm tiếp tục xử lý khoản nợ xấu đó.
Theo số liệu của VAMC, từ năm 2013 đến 15.9.2015, VAMC đã mua 204.000 tỉ đồng nợ xấu, thế nhưng chỉ mới xử lý được khoảng chưa đến 14.000 tỉ đồng. Như vậy, hiện vẫn còn hơn 190.000 tỉ đồng nợ xấu chưa xử lý được tại VAMC. Để đề phòng nợ xấu, các ngân hàng lại tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro kéo theo lợi nhuận giảm sâu.
Các chuyên gia của WB cho rằng, vào thời điểm hiện tại, vốn của VAMC còn nhỏ để xử lý triệt để nợ xấu.
Người đứng đầu ngành Ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng khẳng định, dù nợ xấu có tăng nhưng vẫn không nằm ngoài dự tính của NHNN. Tuy nhiên, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận định các ngân hàng sau sáp nhập phải xử lý khối nợ xấu rất lớn. Do đó, điều đương nhiên là khó đạt kế hoạch kinh doanh như kỳ vọng.
Sau khi sáp nhập, các ngân hàng có quy mô lớn hơn nhưng nợ xấu cao hơn, nhân sự đông nhưng không đồng đều nhau về năng lực, hệ thống công nghệ không đồng nhất… Như vậy, áp lực sụt giảm lợi nhuận là điều không tránh khỏi.
Ngoài nợ xấu thì các ngân hàng cũng đang đối mặt với những nhân tố mới gây rủi ro cho các ngân hàng.
Theo đó, hiệu quả sử dụng vốn vay tại các tổ chức tín dụng vẫn đang ở mức thấp. Điều này sẽ gây áp lực lên các doanh nghiệp, khi doanh nghiệp đang dựa nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng.
Không những vậy, thị trường ngân hàng đang trở nên khốc liệt hơn khi các nhà băng phải cạnh tranh gay gắt để tồn tại. Đơn cử, hệ thống ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt từ lĩnh vực huy động vốn, tín dụng cho đến các hoạt động dịch vụ. 
Nhu cầu đẩy nhanh phát triển các mảng dịch vụ, sản phẩm mà ngành ngân hàng thường không chú tâm phát triển trong nhiều năm trước đó như tín dụng tiêu dùng, thị trường thẻ tín dụng, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ… bây giờ lại được các nhà băng ráo riết tuyển dụng thêm người lao động. Một số ngân hàng không ngần ngại nới lỏng điều kiện về tín dụng để giữ thị phần.
Như vậy, từ nay tới năm 2020, toàn hệ thống ngân hàng sẽ hướng tới việc phát triển hệ thống và nâng cao năng lực. Đây là giai đoạn để cho các tổ chức tín dụng bước vào một cuộc đua mới, một cuộc đua mà theo Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ còn lại khoảng 15 ngân hàng lớn mạnh.
Phan Diệu
>> Lâm Thùy Anh: “Tôi chưa thấy... ao làng nào to như Hoa hậu Sắc đẹp hoàn cầu“ 
>> Uẩn khúc việc U.21 Gia Lai không gắn tên Hoàng Anh
>> Cái bục giảng và câu chuyện đổi mới giáo dục
>> Mỹ nhân giúp người Việt hả hê trước quân Ngô
>> Thanh niên 9x bị phạt 2,5 triệu vì lăng mạ công an trên Facebook
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hoạt động ngân hàng có thực sự lạc quan như kỳ vọng?