Chỉ 2 ngày sau khi học kỳ mùa thu bắt đầu tại Đại học Bắc Texas (UNT), một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc sang làm việc ngắn hạn đã nhận thông báo phải rời khỏi Mỹ.

Học giả Trung Quốc ‘bị đuổi’ về nước ngay đầu học kỳ tại Mỹ

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 06/09/2020, 09:10

Chỉ 2 ngày sau khi học kỳ mùa thu bắt đầu tại Đại học Bắc Texas (UNT), một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc sang làm việc ngắn hạn đã nhận thông báo phải rời khỏi Mỹ.

UNT trong thư gửi ngày 26.8 thông báo đã cắt đứt quan hệ với Ủy ban Học bổng Trung Quốc (CSC), vì vậy thị thực của nhóm nhà nghiên cứu không còn hiệu lực. Họ có 30 ngày để xuất cảnh khi chương trình trao đổi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc.

Một trong số các nhà nghiên cứu,chuyên gia thị giác máy tính và hệ thống thông minh,cho biết: “Tôi rất sốc, chuyện xảy ra quá đột ngột. Tôi chưa từng nghĩ tình huống này sẽ xảy ra. Đến nay tôi vẫn chưa biết tại sao họ làm vậy. Nếu UNT không đảo ngược quyết định thì lựachọn duy nhất của tôilà về nhà”.

Cuối tuần qua, đội ngũ quản trị UNT tuyên bố quyết định dựa trên thông tin đáng tin cậy do cơ quan thực thi pháp luật địa phương và liên bang cung cấp. Trường hiện không thể chia sẻ gì do tính chất nhạy cảm của vụ việc. Cũng theo UNT, động thái vừa thực hiện chỉ giới hạn với học giả nhận tài trợ CSC. Trường vẫn tiếp tục chào đón nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới kể cả Trung Quốc.

Một nghiên cứu sinh tiến sĩ nhận tài trợ CSC học tại UNT cho biết anh đang nộp hồ sơ vào đại học khác để tiếp tục học 1 năm nữa. “UNT nên có thông báo xin lỗi. Người lý tính đều thấy tuyên bố từ chối trường hợp có liên hệ với CSC nhưng vẫn hoan nghênh học giả Trung Quốc thật hài hước. Nếu không đưa ra lời giải thích rõ ràng, sẽ không có sinh viên Trung Quốc nào đến học tập nữa”, ngườinày chỉ trích.

Theo thống kê của Trung tâm An ninh - Công nghệ mới thuộc Đại học Georgetown, CSC tài trợ cho 7-18% trong khoảng 370.000 sinh viên Trung Quốc học tại Mỹ. Ủy ban ưu tiên cung cấp tài chính cho người theo học “ngành chủ chốt, công nghệ tiên tiến, nghiên cứu cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn cùng ngành cấp thiết cho chiến lược quốc gia và những lĩnh vực công nghiệp quan trọng của đất nước”.

UNT thực hiện động thái yêu cầu học giả Trung Quốc rời khỏi sau khi giới chức Mỹ kêu gọi các đại học cảnh giác trước nguy cơ tổ chức trực thuộc chính quyền Bắc Kinh tìm cách gây ảnh hưởng cũng như lấy cắp thông tin nghiên cứu. Vài tháng qua liên tục có sinh viên hoặc học giả Trung Quốc bị cáo buộc làm gián điệp.

Đầu tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhận định gần như mọi sinh viên Trung Quốc đều chịu sự giám sát từ chính quyền Bắc Kinh.

Giới phân tích đánh giá lo ngại về nguy cơ Trung Quốc lấy cắp tài sản trí tuệ chẳng hề dư thừa, tuy nhiên chính sách của Mỹ hơi quá mức. Theo học giả Eric Fish thuộc tổ chức nghiên cứu Asia Society: “Gần như hàng tháng lại có chính sách mới được ban hành hay thực thi, gây khó khăn cho sinh viên Trung Quốc. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng phân biệt chủng tộc và làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ song phương”.

Phó giáo sư Adam Briggle thuộc UNT cho rằng quyết định mà trường này đưa ra quá đột ngột. UNT không nên yêu cầu nhóm học giả Trung Quốc rời khỏi vào lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành, vìchẳng hề có bằng chứng nào cho thấy họ làm điều gì sai trái”, ông Brigglenói.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học giả Trung Quốc ‘bị đuổi’ về nước ngay đầu học kỳ tại Mỹ