Fluor được biết đến nhiều nhất với chức năng ngăn ngừa sâu răng, được xem là 1 trong 10 thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ 20. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện những thông tin trên mạng xã hội tẩy chay kem đánh răng có chứa fluor, cho đây là hóa chất nguy hiểm gây ngộ độc, khuyết tật, ung thư, thậm chí tử vong... Thực hư của vấn đề này như thế nào?

Kem đánh răng có chứa fluor độc hại đến mức nào?

Hồ Quang | 14/10/2019, 15:54

Fluor được biết đến nhiều nhất với chức năng ngăn ngừa sâu răng, được xem là 1 trong 10 thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ 20. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện những thông tin trên mạng xã hội tẩy chay kem đánh răng có chứa fluor, cho đây là hóa chất nguy hiểm gây ngộ độc, khuyết tật, ung thư, thậm chí tử vong... Thực hư của vấn đề này như thế nào?

Mới đây, một câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội về một bé gái 22 tháng tuổingười Mỹ sử dụng kem đănh răng có chứa fluor đã bị nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viện cấp cứu.

Đang chuẩn bị bữa cơm trưa trong bếp, chị Laura Cheek, ở Manhattan (Mỹ) không nghe tiếng cô con gái 22 tháng tuổi "bi ba bi bô" trong phòng. Chị liền chạy vào phòng khách thì thấy cô con gái đang cầm tuýp kem đánh răng màchị vừa mua ở siêu thị về, chưa kịp cất vào tủ. Cô bé đang mút những ngón tay dính đầy kem đánh răng vị dâu, một vị mà cô bé rất thích.

Chị vội vàng giật lại tuýp kem, bình tĩnh lấy nước cho con súc miệng, rửa tay sạch sẽ và theo dõi phản ứng của con. Tuy nhiênsau đó2 tiếng đồng hồcô bé bắt đầu có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy. Không những thế, bécòn nôn mửa liên tục, chị Laura Cheek đã gọi điện cho Trung tâm Kiểm soát ngộ độc để tìm cách xử lý triệu chứng của con gái.

Từ vụ việc này, một làn sóng Anti-fluor (phản đối sử dụng kem đánh răng chứa fluor) lan rộng. Nhiều người đã lên mạng kêu gọi không sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, đặc biệt là đối với trẻ em.

Theo các chuyên gia nhi khoa ở Việt Nam, hiện nay hơn 95% kem đánh răng đang được bán trên thị trường đều có chứa fluor. Trẻ con rất dễ bị trúng độc fluor do khả năng tự ý thức của bé còn kém, nguy cơ nuốt phải kem đánh răng rất cao.

Một nghiên cứu đã tiến hành đo lượng kem đánh răng nuốt vào bụng của các bé 3-4 tuổi. Kết quả phát hiện các bé này nuốt rất nhiều kem đánh răng, từ 1/8 đến 1/4 lượng kem cho mỗi lần sử dụng.

Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ (Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM) cho biết fluor được biết đến nhiều nhất với chức năng ngăn ngừa sâu răng, được xem là 1 trong 10 thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ 20. Nếu thiếu fluor sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương, còn thừa fluor hoặc ở những vùng ô nhiễm fluor sẽ dẫn đến ngộ độc, hỏng men răng (răng xỉn màu, ố vàng, đục), nặng hơn là hội chứng giòn, gãy xương.

Một tuýp kem đánh răng dành cho trẻ em chứa lượng fluoride (143mg) đủ để giết một đứa trẻ cân nặng dưới 30kg. Nhiễm độc fluoride cấp tính, xảy ra ở liều thấp khoảng 0,1 - 0,3mg trên mỗi kýtrọng lượng, thường có triệu chứng như đau dạ dày, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, và các triệu chứng giống cúm.

“Một trẻ nặng 10kg chỉ cần nuốt 1-3grkem đánh răng đã có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng kể trên. Còn người lớn chủ yếu hấp thụfluor qua niêm mạc khoang miệng, lượng fluor nuốt vào cơ thể thông qua kem đánh răng khá ít nên không gây ảnh hưởng quá lớn”, bác sĩ Phương Vũ nói.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Vũ, dù ngộ độc fluor là có và thường gặp tại các gia đình có con trẻ, nhưng vẫn có thể phòng ngừa hiệu quả, không như các thông tin anti-flour nói chất flour trong kem đánh răng gây khuyết tật bẩm sinh, ung thư... trên mạng xã hội là sai lệch, vô căn cứ.

“Khuyết tật bẩm sinh, ung thư không thể là triệu chứng cấp tính hay gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Fluor là một chất độc được tích lũy, theo thời gian, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng lên sức khỏe, chứ không phải là sự tiếp xúc ngay lập tức với fluor nồng độ cao”, bác sĩ Vu nói.

Vì vậy, để tự bảo vệ sức khỏe của con em mình cũng như chính bản thân trong việc sử dụng kem đánh răng có chứa fluor các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo người lớn mỗi lần đánh răng chỉ cần lấy lượng kem đánh ngang kích cỡ một hạt đậu. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ nên dùng lượng kem tương đương một hạt gạo. Tuyết đối không được để nuốt kem đánh răng vào bụng. Trong trường hợp, nếu lỡ nuốt kem đánh răng, người sử dụng hãy uống nhiều nước để cơ thể tự đào thải ra ngoài và lưu ý cẩn thận hơn trong lần sau.

“Trẻ chưa biết nhổ, hoặc nhổ chưa thành thục, các bậc cha mẹ nên chọn kem đánh răng mà trẻ có thể nuốt được để có thể đảm bảo an toàn. Do đó, khi chọn mua kem đánh răng cho trẻ cần chú ý xem trên tem nhãn sản phẩm các từ ngữ sau: Fluoride free, safe to swallow, training toothpaste, độ tuổi sử dụng… Nếu có thể, hãy vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng với thành phần là những thảo dược thiên nhiên, dầu dừa...”, bác sĩ Vũ khuyến cáo.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kem đánh răng có chứa fluor độc hại đến mức nào?