Chiều 4.1, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM chủ trì buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM.

Kết nối trí thức, nhà khoa học để giải các bài toán của TP.HCM về điểm nghẽn và kiến tạo phát triển

Tú Viên (Tổng hợp) | 04/01/2023, 22:49

Chiều 4.1, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM chủ trì buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM.

Tại buổi làm việc, các chuyên gia, nhà khoa học đã nêu nhiều ý kiến theo gợi mở của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, về việc làm thế nào kết nối, quy tụ được trí thức để giải các bài toán của TP.HCM về điểm nghẽn và kiến tạo phát triển.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nhấn mạnh quan điểm của TP.HCM là thường xuyên lắng nghe trí thức, nhà khoa học, để có cơ chế kết nối, quy tụ mới có thể phát huy được. Không chỉ là nguồn lực trí tuệ trong nước mà còn ở nước ngoài, cùng góp sức xây dựng TP.

dsc-8825-7090.gif
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: SGGP

TP.HCM cần có cơ chế, sự chuẩn bị thế nào về cơ chế, chính sách để quy tụ kết nối được trí tuệ, tâm huyết của các nhà khoa học ở trong nước, thế giới cho sự phát triển của TP, giúp giải các bài toán của TP, từ các điểm nghẽn của sự phát triển, đến bài toán kiến tạo.

TP.HCM được xác định là trung tâm lớn về khoa học công nghệ, không chỉ ở cả nước mà có tính cạnh tranh với khu vực và thế giới. Vấn đề đầu tiên, làm sao quy tụ các nguồn lực khoa học công nghệ, là nơi mà các nhà khoa học luôn nghĩ đến, trực tiếp làm hoặc luôn mong muốn gắn kết và đóng góp. Làm sao để khoa học công nghệ giải quyết được điểm nghẽn, tập trung kiến tạo. Sở Khoa học và Công nghệ TP cần có kết nối, gắn kết với các hội thành viên, kết nối các nhà khoa học muốn đóng góp các vấn đề lớn của TP.

GS.TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật TP.HCM cho rằng TP.HCM cần có tư duy đột phá về kinh tế đô thị TP.HCM, phải là kinh tế vùng, TP.HCM phải là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chứ không bó buộc trong một địa phương.

Trăn trở về vấn đề quy tụ, phát huy được nguồn lực khoa học công nghệ, TS Lê Thái Hỷ đề nghị TP.HCM có hệ thống quản lý văn bản, cần để các nhà khoa học tiếp cận, chứ không phải “xin – cho”; nếu không có thông tin và dữ liệu thì không thể làm khoa học một cách đúng nghĩa. Trong thời buổi chuyển đổi số, hoàn toàn có thể làm được và UBND TP.HCM cũng có thể theo dõi được tiến độ thực hiện các dự án khoa học.

PGS-TS Dương Hoa Xô góp ý về chính sách thu hút người tài của TP.HCM, đề nghị TP.HCM quan tâm hơn đến xây dựng đội ngũ trí thức, nhà khoa học cho Liên hiệp Hội, bởi giờ đây chủ yếu là các vị đã nghỉ hưu…

GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn cho rằng, TP cần nguồn nhân lực thật giỏi, phục vụ có kết quả tốt và hỗ trợ để người dân TP có cuộc sống tốt hơn. “Nhưng có điểm nghẽn, ở ngay quan điểm của trường đại học, cao đẳng là nơi đào tạo phần lớn nguồn nhân lực cho TP…” - GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn bày tỏ.

Theo TS Nguyễn Trọng Hoài, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật cần triển khai chủ đề phát triển hằng năm của TP để có những hoạt động cụ thể, thực tiễn, có hiệu quả. TP cũng cần tổ chức các tọa đàm, hội thảo gắn với các điểm nghẽn của TP trong thu hút nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Gắn với vấn đề điểm nghẽn của TP, gắn với vấn đề kiến tạo của TP theo chủ trương của TP năm đó. Từ những tọa đàm đó sẽ chuyển các điểm nghẽn, các kiến tạo đó thành những đề bài cụ thể, những nhiệm vụ cụ thể.

04-01-2023khoc_77.jpeg
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật TP Nguyễn Văn Phước phát biểu - Ảnh: T.Ư

Qua ý kiến của các nhà khoa học, trí thức, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của đội ngũ các nhà trí thức, khoa học, khẳng định mong muốn của lãnh đạo TP là kết nối đội ngũ trí thức, nhà khoa học của TP, đang làm việc, công tác ở TP, ở nước ngoài, người nước ngoài đang làm việc tại TP.HCM. Từ sự kết nối, quy tụ vào mục tiêu phát triển TP.HCM, vào những công việc rất cụ thể cho TP.

TP.HCM cũng đặt hàng cho Hội đồng khoa học, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật về mục tiêu phát triển khoa học - công nghệ đến năm 2045; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Rà soát điều chỉnh quy hoạch chung TP đến năm 2040, tầm nhìn năm 2060; Quy hoạch chung TP.Thủ Đức.

Bên cạnh đó, là lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Quỵ tụ, kết nối và phát huy sức mạnh của đội ngũ khoa học - kỹ thuật đóng góp cho sự phát triển TP.HCM.

“Trong năm 2023, có thể chọn 5-7 việc để làm. Về phía lãnh đạo TP.HCM sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện để thực hiện, còn Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật phải tổ chức lực lượng để triển khai. Nhưng cả Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật và Hội đồng khoa học cần tư duy cùng lãnh đạo TP để ra đề bài”, ông Phan Văn Mãi bày tỏ mong muốn.

Bài liên quan
Các nhà khoa học viết gì về loài bọ biển khổng lồ được phát hiện ở Việt Nam?
Bộ chân đều gồm những loài giáp xác có cơ thể tương đối nhỏ với 7 cặp chân giống nhau về kích thước và hình dạng. Nhưng riêng Bathynomus vaderi được mua ở Quy Nhơn lại có kích thước khoảng 50 cm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kết nối trí thức, nhà khoa học để giải các bài toán của TP.HCM về điểm nghẽn và kiến tạo phát triển